Đoàn Kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” tỉnh có đợt kiểm tra các căng tin,ứkiểmtralạithấylochuyệnantonthựcphẩnhận định góc hôm nay bếp ăn tập thể ở trường học, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn một số địa phương. Qua kiểm tra phát hiện nhiều tồn tại, có nguy cơ tiềm ẩn gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nhất là nhiều học sinh.
Đoàn Kiểm tra buộc ngưng ngay bán trà sữa tại một căng tin ở Trường Tiểu học Nàng Mau 1 do sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc.
Nỗi lo ở các căng tin trường học
Là một trong những vấn đề đặt ra qua các ngày Đoàn ra quân kiểm tra thực hiện nhiệm vụ 3 ngày qua.
Qua kiểm tra tại các căng tin trường học, bếp ăn cho học sinh bán trú tùy từng trường học có tồn tại, hạn chế mức độ khác nhau. Đây là vấn đề cần quan tâm khắc phục ngay, bởi liên quan đến sức khỏe của hàng nghìn học sinh. Ghi nhận tại Trường Tiểu học thị trấn Nàng Mau 1, tại đây có 3 hộ bán căng tin, nhưng nhìn chung chưa thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm. Bà Phan Thị Diễm Thúy, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trưởng Đoàn kiểm tra, nhấn mạnh: “Qua kiểm tra thực tế tại 3 căng tin của trường, khu sơ chế thực phẩm đều không đạt theo yêu cầu an toàn thực phẩm. Có căng tin gần nơi ô nhiễm như nhà vệ sinh. Bán nguyên liệu thực phẩm không có nhãn mác, nguyên liệu không rõ nguồn gốc, quy trình pha chế trà sữa tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, không biết pha lúc nào, sử dụng được bao lâu, trong khi thời tiết hiện nay nắng nóng rất dễ phát sinh vi sinh. Bảo quản thực phẩm sống chín lẫn lộn…”.
Theo các thành viên đoàn kiểm tra một phần nguyên nhân của những tồn tại này là cả 6/6 người tham gia trực tiếp bán tại 3 căng tin này đều chưa xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm nên chưa có kiến thức để thực hành đúng. Các hộ bán căng tin chưa biết được đầy đủ quy định về an toàn thực phẩm. Bà Trần Thị Diệu Linh, chủ một căng tin ở trường này, chia sẻ: “Khi mua hàng hóa về bán, chúng tôi cũng kiểm tra hạn dùng và kiểm tra nhãn mác đối với thực phẩm, nhưng đối với đồ chơi cứ tưởng không ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. Giờ được hướng dẫn tôi sẽ thực hiện đúng quy định trong thời gian tới để đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh”.
Hoạt động kiểm tra định kỳ vẫn được quan tâm của ban giám hiệu trường, nhưng theo ông Cao Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Nàng Mau 1: “Trường rất khó trong kiểm tra do không có chuyên môn”.
Đoàn kiểm tra đã yêu cầu các căng tin tại trường khắc phục ngay những tồn tại trên và tuyên truyền tích cực để nâng cao nhận thức của người kinh doanh. Qua kiểm tra của đoàn ông Thanh Tùng khẳng định sẽ cùng các căng tin khắc phục ngay để đảm bảo an toàn thực phẩm cho trên 1.000 học sinh học tại trường.
Thực tế cho thấy: Hộ kinh doanh thiếu kiến thức, nhà trường thiếu chuyên môn để kiểm tra là những vấn đề quan ngại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại căng tin ở nhiều trường học.
Cơ sở kinh doanh, sản xuất bên ngoài còn nhiều thiếu sót
Đoàn cũng đã kiểm tra tại hộ kinh doanh cơ sở sản xuất bánh mì lạt, ngọt Mạnh Dũng, ấp Xẻo Vông C, phường Hiệp Lợi, thành phố Ngã Bảy, ghi nhận tại thời điểm kiểm tra cơ sở còn chưa thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm: Công bố sản phẩm hết hạn, khám sức khỏe định kỳ và xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm không đầy đủ theo quy định, nhãn mác chưa phù hợp với thực tế thực phẩm, chưa kê cao thực phẩm đã thành phẩm. Đây là những điều kiện cần có để cơ sở có thể đi vào hoạt động đúng quy định.
Người trực tiếp sản xuất tại cơ sở này hầu hết thiếu kiến thức về an toàn thực phẩm và thực hành chưa đúng quy định. Bà Mai Thị Tuyết Hương, một thành viên đoàn kiểm tra, nhận định: “Việc đóng ngày sản xuất trên thành phẩm bánh mì chưa đúng quy định, thực tế chỉ mới ngày 26-4 đã đóng ngày 27-4, việc làm này của cơ sở sẽ đặt người tiêu dùng sử dụng thực phẩm hết hạn sử dụng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe”.
Đoàn đã yêu cầu cơ sở khắc phục ngay những nội dung được đoàn hướng dẫn và sẽ có hậu kiểm việc chấp hành khắc phục những tồn tại của cơ sở với quan điểm cơ sở hoạt động phải thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm.
Kiểm tra an toàn thực phẩm là giải pháp hiệu quả nhằm phát hiện và khắc phục ngay những tồn tại, vi phạm của cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Qua kiểm tra của đoàn tại các cơ sở đã bộc lộ thực trạng thiếu kiến thức và thực hành chưa đúng quy định về an toàn thực phẩm. Bà Phan Thị Diễm Thúy, Trưởng đoàn Kiểm tra, khẳng định: “Chế biến, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề có điều kiện, phải đủ điều kiện mới đi vào hoạt động. Cơ sở phải có trách nhiệm chấp hành đúng các quy định về an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng”.
Tiếp tục kiểm tra trong những ngày tới Những ngày tới đoàn sẽ tiếp tục kiểm tra tại các cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm trên địa bàn các huyện, thị, thành phố còn lại và sẽ tập trung kiểm tra tại các bếp ăn tập thể, căng tin trường học bên cạnh kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm khác. “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 diễn ra từ ngày 15-4 đến ngày 15-5 ở tỉnh, với chủ đề: “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản, thực phẩm trong tình hình mới”. Bên cạnh sự quyết liệt của ngành chức năng, mỗi người tiêu dùng hãy là người sử dụng thực phẩm thông thái, để tẩy chay, không sử dụng những thực phẩm không an toàn, tự bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình mình trước nguy cơ mất an toàn thực phẩm luôn rình rập. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM