(VTC News) - Tỉnh Thái Bình đang tích cực chỉ đạo giải quyết vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng,áiBìnhđẩynhanhtiếnđộgiảiquyếtvướngmắctạidựántrọngđiểkenhacai di chuyển hạ tầng và tái định cư cho người dân thuộc 7 dự án trọng điểm.7 dự án trọng điểm tại Thái Bình đang triển khai bao gồm: Dự án phát triển nhà ở khu dân cư tại xã Đông Hòa (TP Thái Bình); Dự án Trung tâm điện – khí LNG; Dự án phát triển nhà ở khu đô thị mới tại xã Tân Bình và phường Tiền Phong (TP Thái Bình); Dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh tại Khu trung tâm Y tế tỉnh; Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp VSIP Thái Bình; Khu đô thị dịch vụ thương mại cao cấp Cồn Vành - Cồn Thủ và Dự án sân golf Cồn Vành. Mới đây, tại hội nghị Ban chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án trọng điểm nói trên, các thành viên đã tập trung thảo luận về tình hình triển khai, tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm; phân tích về những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Theo đó, những khó khăn, vướng mắc chủ yếu liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, chỉ tiêu sử dụng đất, di chuyển công trình hạ tầng thuộc phạm vi dự án và công tác tái định cư cho người dân bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, các thủ tục đầu tư, thực hiện dự án liên quan đến các Bộ, ngành Trung ương chưa được giải quyết kịp thời. Ông Ngô Đông Hải - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo - nhấn mạnh: Với tiềm năng, lợi thế và những cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư cùng định hướng phát triển thời gian qua, tỉnh Thái Bình đang trở thành điểm đến mới của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy, tỉnh cần phải chủ động nắm bắt, tận dụng các cơ hội tạo điều kiện tối đa về thủ tục hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai các dự án trên địa bàn, qua đó góp phần tạo ra sự thay đổi về bộ mặt, tầm vóc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình cũng đề nghị thành viên Ban chỉ đạo và các sở, ngành, địa phương trong thời gian tới cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung tối đa thời gian, tâm huyết, chủ động, quyết liệt tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý. Đồng thời các sở, ngành và chính quyền địa phương cần rà soát, đánh giá, khảo sát, lập phương án và tổ chức phương án giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao cho nhà đầu tư khởi công dự án; tăng cường công tác phối hợp, thống nhất giữa các sở, ngành, địa phương trong giải quyết công việc. Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình yêu cầu cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; tiếp tục tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ từng dự án cụ thể, có giải pháp tháo gỡ khó khăn ở từng dự án theo thẩm quyền. Đối với những vướng mắc vượt quá thẩm quyền, kịp thời tham mưu, báo cáo Ban chỉ đạo để có biện pháp đôn đốc, xử lý bảo đảm tiến độ triển khai thực hiện các dự án. Trong Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023, TP Thái Bình được định hướng là đô thị hạt nhân của một trong 3 trung tâm đô thị. Thái Bình hiện ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, có tính đột phá; các tuyến kết nối đến vùng kinh tế phía Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam tỉnh, Khu kinh tế Thái Bình, các khu công nghiệp, Khu du lịch Cồn Vành - Cồn Thủ nhằm tạo lợi thế cạnh tranh mới, rút ngắn khoảng cách phát triển với các tỉnh trong khu vực. Theo đó, Quy hoạch định hướng 3 hành lang kinh tế gồm hành lang kinh tế phía Đông với hai trung tâm đô thị đóng vai trò đối trọng với thành phố Thái Bình là đô thị Tiền Hải và đô thị Thái Thụy, kết nối trục Đông Bắc – Tây Nam; hành lang phía Tây Bắc kết nối với các khu vực phụ cận ngoại biên với các tỉnh lân cận (Hưng Yên, Hà Nam) và hướng về Hà Nội và hành lang kinh tế Đông Bắc – Tây Nam kết nối từ các tỉnh phía Bắc Trung Bộ về TP Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Minh Hương |