【bongdao】Sập cầu treo ở Lai Châu hàng chục người thương vong: Chuyên gia nói gì?
Trọng tải của cầu 1,ậpcầutreoởLaiChâuhàngchụcngườithươngvongChuyêngianóigìbongdao5 tấn là không đúng
Theo TS Toản, mỗi cây cầu có một thiết kế tải trọng khác nhau. Nhưng khi đã thông xe, phương tiện công cộng được phép đi lại thì đơn vị giao thông phải đưa ra những đánh giá, kết luận cho tải trọng cầu.
Nếu chất lượng không đảm bảo, ngành chức năng hoàn toàn có quyền không cho lưu thông, nhưng phải có sự thông báo để người dân nắm được.
Thế nhưng, nói đến việc quá tải cầu dẫn đến cầu bị lật thì ông Toản cho rằng hoàn toàn vô lý.
Ông lý giải: "Cầu được thiết kế theo tiêu chuẩn của cầu đi bộ cho người và xe thô sơ, nếu xây đúng quy trình theo Bộ xây dựng thì trọng tải được tính là 500kg/1m2, chiều rộng là 1,4m thì trọng tải của nó gấp 1,4 lần, có nghĩa là được 700kg/1m dài cầu. Cây cầu dài 54m thì sẽ có lực dải đều là hơn 35 tấn".
Còn nếu tính theo tiêu chuẩn của Bộ GTVT thì lực của nó nhỏ hơn, nhưng có hệ số vượt tải.
Vì thế, nên TS Toản khẳng định: "Nếu công bố trọng tải của cầu chỉ được 1,5 tấn thì hoàn toàn không đúng, con số đó không tính theo được nguyên lý nào. Nếu nói chỉ chịu được trọng tải 1,5 tấn thế thì chỉ được có được tầm 30 người đi qua, như vậy là sai hoàn toàn".
Theo TS Toản khi xây dựng cầu treo cho người đi bộ, không có quy định người đi mấy hàng, mỗi hàng cách nhau bao nhiêu, không có khái niệm ấy trong tải trọng của cầu, tải trọng phải tuân thủ quy trình của cầu đi bộ, nếu trong trường hợp tính chưa chuẩn, thì quy định lưu thông phải rất chi tiết.
Ông nhấn mạnh: "Tương ứng mấy hàng người đi hay chỉ 1 hàng, mỗi người phải đi cách nhau bao nhiêu m, đó mới là khái niệm về chịu lực của cầu. Đối với cầu đi bộ thế nào cũng là 1 nhóm người, đoàn người phải tính tải trọng dải đều mới đúng, dải khắp mặt cầu, như cây cầu trên thì tải trọng dao động 400-500kg trên toàn bộ mặt cầu mới đúng".
Không thể tính lực cộng hưởng
Từ những ghi nhận ban đầu, PGS. TS Nguyễn Quang Toản cho rằng, nguyên nhân sâu xa khi để xảy ra sập cầu treo tại một thôn bản ở tỉnh Lai Châu do lỗi kỹ thuật và công tác quản lý của chính quyền địa phương.
Theo TS Toản, đây là cây cầu không cấm nên việc người dân lưu hành, hay đi đưa tang cũng là chuyện bình thường. Đây là xe đưa tang chứ không phải loại xe chở nặng. Việc sập cầu chứng tỏ là do lỗi kỹ thuật.
TS Toản cho hay: "Thực tế là đứt ốc neo, neo phải chịu được lực kéo của trọng lượng bản thân cầu, cộng với hoạt tải, số người được phép qua cầu nhân với một hệ thống vượt tải bao gồm gió, động đất...nên phải xem lại thiết kế cầu như thế nào".
Ông cũng phân tích: "Cứ cho là cây cầu cấm xe tải có trọng tải trên 1,5 tấn. Thế nhưng, người ta có được đẩy xe cải tiến không, đẩy xe tang có được không, dĩ nhiên là được. Công bố cho phép những xe có trọng tải dưới 1,5 tấn qua thì nếu cầu chỉ được tính tải trọng dải đều như vậy thì phải tính toán, kiểm tra lại, có những lực tập trung như vậy di chuyển có chịu được không? Lực tập trung ấy nó cùng với tác động của đoàn đưa tang là tải trọng người đi bộ thông thường. Nên muốn phán xét thì phải theo quy trình".
Vị chuyên gia nói thêm, vậy biển ở đầu cầu nhằm cảnh báo cho người dân cũng không có ý nghĩa gì. Xe tang chắc chắn chưa đạt 1,5 tấn, cộng với trọng lượng người đưa tăng vào rồi nói hơn là không phải.
“Thời gian xây cầu không quan trọng. Có thể cầu được xây dựng từ 5 năm trước và đã xuống cấp thì ở góc độ chuyên môn anh phải thông báo cho người dân biết và tiến hành sửa chữa. Hay cầu xây dựng từ những năm 92 đi chăng nữa và đã hết niên hạn sử dụng thì anh vẫn phải có trách nhiệm thông báo cho người dân nắm rõ. Nếu không sửa đi nữa, anh cũng phải cắm biển để người dân không lưu thông” – TS Toản cho hay.
Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định, lý thuyết cộng hưởng là không đúng, cầu treo hay cầu cho người đi bộ, tải trọng nhẹ cho nên tính dao động riêng, xuất hiện hiện tượng cộng hưởng, xuất hiện trường hợp khác là đoàn quân đi đều bước trên cầu.
Ông khẳng định: "Đoàn đưa tang thì chắc chắn không xảy ra lực cộng hưởng được".
Theo Datviet