【du doan ibongda】Việt Nam tràn lan son môi chứa độc
Son môi có nguồn gốc từ Trung Quốc bán tràn lan ngoài chợ với giá rất rẻ
Hơn 80% tín đồ dùng son hàng fake
Trước sự việc son môi kém chất lượng của Trung Quốc bị cơ quan chức năng Philipine phanh phui,ệtNamtrànlansonmôichứađộdu doan ibongda Chất lượng Việt Nam đã làm một cuộc khảo sát nhanh trên mọi đối tượng từ học sinh, sinh viên, công nhân, nhân viên văn phòng và nhân viên ngân hàng … kết quả cho thấy, 80% các chị em dùng son rẻ tiền, được mua ở các tạp hóa, chợ sinh viên, thậm chí là cả hàng bán dạo.
Trong đó chỉ có 14% được hỏi cho biết, họ chọn son kỹ và dùng son của những hang nổi tiếng, thành phần này chủ yếu là những nhân viên văn phòng, ngân hàng và sinh viên có điều kiện. Còn 6% còn lại là dùng son tự chế và những người “nói không” với mỹ phẩm.
Bạn Hồng Lan, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TW cho biết: “Mình thường xuyên dùng son môi, nhất là vào mùa đông, vì mùa này môi hay bị khô”, nhưng Lan cũng tiết lộ, những địa chỉ thường được Lan ghé đến là chợ Xanh (Cầu Giấy), chợ đêm sinh viên Dịch vọng. Giải thích về nguyên nhân Lan nói: “Mình là sinh viên, không dùng thì thấy cứ thiếu thiếu, nhưng dùng hàng xách tay thì nhịn ăn cả tháng không đủ, nên đành phải tìm đến những nơi phù hợp với điều kiện và túi tiền của mình”.
Cùng quan điểm trên, bạn Như Quỳnh, sinh viên Khoa Tuyên Truyền, Học viện BC&TT chia sẻ: “Giờ sinh viên mình chưa làm được ra tiền, thì mình cứ dùng tạm mỹ phẩm hàng chợ, sau này khi đi làm thì mình hàng thương hiệu, chứ giờ lấy đâu ra tiền mà đú hả bạn”.
Khi được hỏi về những hệ lụy đến sức khỏe thì Quỳnh cho biết: “Có phải lúc nào mình cũng dùng đâu, còn dùng mỹ phẩm, nhất là hàng chợ thì có ai bảo tốt cho sức khỏe đâu. Dùng hạn chế thì chắc không sao đâu”.
Trước tình trạng rất đông bạn trẻ đang dùng son hàng fake như hiện nay, phóng viên Chất lượng Việt Nam đã tiến hành khảo sát nhanh tại chợ Xanh và chợ đêm (Cầu giấy), thì được biết, tại đây, có rất nhiều những hãng son vô danh, có những loại son không có bất cứ thông tin gì về sản phẩm, thậm chí có loại còn ghi cả tiếng Trung Quốc ra ngoài sản phẩm, tuy nhiên khi mở ra thì son rất bóng và mịn, mùi thơm rất dễ chịu. Có lẽ vì lý do này, nên không ít bạn trẻ đã “bán rẻ” bờ môi cho những thỏi son này.
Những thỏi son giá rẻ cũng có nhiều nguy cơ chứa chất độc hại. (Ảnh minh họa)
Son “rởm” tác hại khôn lường
Mặc dù có những bạn gái khi sử dụng son môi hàng chợ, biết là không tốt, nhưng họ vẫn chưa thể lương trước được những tác hại “tầm ẩn” của loại mỹ phẩm làm đẹp này.
Để có những cảnh báo và lời khuyên khi sử dụng son môi, nhiều chuyên gia đã lên tiếng khuyến cáo người dân nên cẩn trọng khi sử dụng, vì đây là nguồn gây bệnh nan y rất nhanh với người sử dụng.
Theo bác sỹ Nguyễn Thanh Hương, Bệnh viện đại học Y Hà Nội, các loại sản phẩm với giá rẻ như trên không chứa các chất bảo vệ da do các hoạt chất này rất đắt tiền và vì vậy chúng rất dễ phá hoại da. Khi người sử dụng hấp thụ những sản phẩm có chứa crom, cadmium và mangan, chì… sẽ gây hại đến dạ dày, hệ thống thần kinh. Việc sử dụng son môi cần vừa phải và nên thay son thường xuyên. Một số người cần thận trọng khi tiếp xúc với son môi như phụ nữ mang thai, trẻ em và thanh thiếu niên bởi thai nhi đặc biệt nhạy cảm và việc phát triển não bộ ở trẻ tiếp tục phát triển trong suốt thời niên thiếu.
Không chỉ có vậy, theo ý kiến của ThS.BS Lê Thái Vân Thanh, giảng viên bộ môn da liễu, đại học Y dược TP.HCM khi trả lời phỏng vấn báo chí, cho biết, với son môi, chì như một yếu tố vi lượng, giúp mỹ phẩm bền màu và lâu phai. Tuy nhiên, lượng chì trong sản phẩm thường ở liều lượng rất thấp (vài phần triệu). Nếu vượt quá mức trên, độc tố trong chì sẽ gây hại cho sức khoẻ người sử dụng.
Thông thường, các nhà sản xuất có uy tín sẽ kiểm định một cách nghiêm ngặt lượng chì trong mỹ phẩm trước khi bán ra thị trường. Các quốc gia châu Âu, Hoa Kỳ luôn có những tổ chức thẩm định chất lượng mỹ phẩm (không phải tổ chức FDA).
Cũng theo bác sĩ Vân Thanh, thông thường, những loại son đậm màu chứa hàm lượng chì cao hơn. Mà những sản phẩm đậm màu thường được phụ nữ châu Âu ưa dùng. Còn phụ nữ Việt Nam đa phần thích màu son nhạt, sáng bóng, nhẹ, và chỉ dùng một lần trong ngày. Vì vậy, nguy cơ nhiễm độc từ lượng chì trong son rất nhỏ. Hiện tại, vẫn chưa có những xác nhận rõ ràng nào tại Việt Nam cho vấn đề này.
Đồng quan điểm trên, bác sĩ chuyên khoa da liễu Lê Quang Lộc (nguyên trưởng khoa Da liễu của Bệnh Viện Saint Paul) cho rằng, hàm lượng chì ít hay nhiều, kể cả trong phạm vi cho phép nếu dùng lâu ngày cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Việc sử dụng son có chì tuy không có biểu hiện thấy ngay cũng không thể khẳng định nó vô hại đối với sức khỏe. Người dùng son môi lâu dài rất có thể mắc các bệnh về da như viêm da, dị ứng da…
Uyên Chi
(责任编辑:World Cup)
- ·HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·Xúc phạm uy tín trung tâm Anh ngữ trên mạng xã hội, người phụ nữ bị xử phạt
- ·Mượn ô tô của bạn mang đi cầm cố rồi bỏ trốn
- ·Bắt giữ kẻ vờ thu mua nông sản để buôn bán 12.000 viên ma túy tổng hợp
- ·Đề xuất xây khu tái định cư nứt đất ở Đắk Nông
- ·Xét xử cô đồng bổ cau 'đúng nhận, sai cãi' ở Hải Dương
- ·Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa
- ·Bắt nghi phạm chém thiếu tá công an ở Bà Rịa
- ·Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- ·Bắt nguyên Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hòa Bình
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·Nhà đất bố mẹ để lại, xin cấp sổ đỏ có phải mất tiền?
- ·Nhận tiền để bỏ qua lỗi, chủ trung tâm đăng kiểm ở Bắc Ninh lĩnh 8 năm tù
- ·Tại ngã tư thứ tự các xe đi thế nào?
- ·Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- ·Bắt nghi phạm chém thiếu tá công an ở Bà Rịa
- ·Người yêu nhờ tìm việc, nam thanh niên bán ra nước ngoài với giá 90 triệu đồng
- ·Kẻ tấn công 6 người ở Bến xe Giáp Bát bị khởi tố tội giết người
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Cách tính lệ phí trước bạ ô tô được thực hiện thế nào?