【ty le cuoc 7m】Khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ
Đây là sự kiện chính thức và quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện,ẳngđịnhýnghĩatầmvócgiátrịlịchsửvĩđạicủaChiếnthắngĐiệnBiênPhủty le cuoc 7m hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh: Đức Thanh) |
Đây là sự kiện chính thức và quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện, hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, do Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức.
Tham dự buổi Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai... Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Tham dự buổi lễ còn có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, lãnh đạo tỉnh Điện Biên…
Sự kiện còn có sự tham dự của 270 đại biểu quốc tế, phóng viên báo chí nước ngoài, trong đó có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào Chansamose Chanyalath; Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun; Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu.
(Ảnh: Đức Thanh) |
(Ảnh: Đức Thanh) |
(Ảnh: Đức Thanh) |
Trong diễn văn kỷ niệm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại "được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa của thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc".
Ôn lại quá khứ hào hùng và tri ân, tưởng nhớ công ơn của các thế hệ đi trước, sự hỗ trợ, giúp đỡ “quý báu, chí tình, chí nghĩa” của các nước xã hội chủ nghĩa, bạn bè quốc tế, các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, các nước Lào, Campuchia anh em…, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, tạo tiền đề cho những chiến công, thắng lợi tiếp theo của Nhân dân ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và Đảng ta, Nhân dân ta đã lựa chọn.
Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, dân tộc ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh, lập nên những chiến công hiển hách như Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 và đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau khi đất nước thống nhất, chúng ta vừa tập trung khôi phục kinh tế- xã hội, vừa chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc, vừa làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả, giúp Nhân dân Campuchia lật đổ và thoát khỏi chế độ diệt chủng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đọc diễn văn kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. (Ảnh: Đức Thanh) |
Theo Thủ tướng, sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: "Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay".
Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chịu nhiều đau thương, mất mát nhất sau Chiến tranh thế giới thứ II, Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; GDP bình quân đầu người tăng 58 lần so với thời kỳ đầu đổi mới, đạt 4.300 USD năm 2023; thuộc nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhóm 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất toàn cầu. Việt Nam được Liên hợp quốc công nhận là một trong những nước đi đầu trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) và đang nỗ lực cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG).
Từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 nước, mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại với 230 quốc gia, vùng lãnh thổ và là hình mẫu của hàn gắn và khôi phục vết thương sau chiến tranh. Tình hình chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; gìn giữ được môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi cho hợp tác phát triển.
Phân tích, dự báo tình hình thế giới, khu vực và các xu thế lớn trong thời gian tới, Thủ tướng kêu gọi thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa, vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới" trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Cụ thể, tập trung xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện thật tốt chủ trương: Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt, công tác cán bộ là "then chốt của then chốt"; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, sức mạnh nội sinh; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên để hiện thực hoá khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh, dân chủ, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Đại diện chiến sĩ Điện Biên và các lực lượng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Đức Cư (94 tuổi) bày tỏ, chiến tranh đã lùi xa, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa chứng kiến đổi thay sự phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng, “chúng tôi phấn khởi và tự hào được đóng góp một phần công sức của mình để làm nên Điện Biên anh hùng và tươi đẹp như ngày nay”.
“Chúng tôi luôn luôn tâm niệm mình là chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh, luôn luôn phát huy phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu trong lối sống, chấp hành và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở các cơ sở trong sạch, vững mạnh; tuyên truyền giáo dục lý tưởng cách mạng, khơi dậy và phát huy truyền thống lịch sử anh hùng của dân tộc cho thế hệ trẻ”, ông Phạm Đình Cư nói.
Lễ diễu binh, diễu hành là điểm nhấn, quan trọng của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh: Đức Thanh) |
Đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam, đồng chí Vũ Quỳnh Anh bày tỏ vinh dự và xúc động được đại diện cho tuổi trẻ cả nước phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
Đồng chí Vũ Quỳnh Anh khẳng định, đời đời nhớ ơn công lao của các thế hệ cha anh đi trước, phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, thế hệ trẻ chúng cháu nguyện tuyệt đối trung thành với Đảng, kiên định con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn; trân trọng lịch sử, yêu chuộng hoà bình, dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn, phấn đấu trở thành người công dân có ích, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
“Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, thế hệ trẻ chúng cháu sẽ không ngừng học tập, lao động, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ; nỗ lực trong khởi nghiệp, lập nghiệp; đem sức mạnh, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế”, đồng chí Vũ Quỳnh Anh nói.
Ghi nhận những đóng góp to lớn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, các dân tộc tỉnh Điện Biêntrong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cũng tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trao Huân chương Độc lập Hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền, nhân dân, các dân tộc tỉnh Điện Biên.
Phần trình diễn của 9 máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc bay qua Lễ đài. (Ảnh: Đức Thanh) |
Lễ Kỷ niệm trọng thể hôm nay tái hiện khí thế hào hùng của Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. (Ảnh: Đức Thanh) |
Xe diễu hành với chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Đức Thanh) |
Sau phần mít tinh là Lễ diễu binh, diễu hành với sự tham gia của khoảng 12.000 người, gồm tất cả các lực lượng của Quân đội, Dân quân tự vệ và Công an, các ban ngành, đoàn thể xã hội.
Chương trình Lễ diễu binh, diễu hành bắt đầu bằng 21 loạt pháo trên nền Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Sau đó là phần trình diễn của 9 máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc bay qua Lễ đài.
Khối Nữ lực lượng gìn giữ hoà bình của Quân đội Nhân dân Việt Nam. (Ảnh: Đức Thanh) |
Khối chiến sĩ Đặc công tham gia diễu binh, diễu hành. (Ảnh: Đức Thanh) |
Tiếp đó là phần trình diễn của Khối diễu binh (4 khối Nghi trượng, 24 khối quân đội, dân quân tự vệ, công an) và khối diễu hành (9 khối Cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân, nông dân, tri thức, thanh niên, phụ nữ, khối các dân tộc Tây Bắc) và cuối cùng phần trình diễn của Khối Nghệ thuật.
Lễ diễu binh, diễu hành là điểm nhấn, quan trọng của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
相关推荐
- Luật Doanh nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc sống
- Thiết lập vùng cách ly y tế toàn xã, phường, thị trấn đối với cấp độ dịch cấp 4
- An cư miền biển
- Bình Long trao 23 căn nhà tặng hộ dân tộc thiểu số
- Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- Tin vắn ngày 12
- Bánh tét nghĩa tình
- Mất mỹ quan đô thị