Đối với các phương tiện không phải là phương tiện chở hàng hóa sẽ được quy đổi khi tính phí luồng, lạch. Cụ thể, 1 mã lực phương tiện chuyên dùng tương đương với 1 tấn trọng tải toàn phần; 1 giường nằm phương tiện chở khách tương đương với 6 ghế hành khách hoặc tương đương với 6 tấn trọng tải toàn phần; 1 ghế hành khách tương đương với 1 tấn trọng tải toàn phần.
Định kỳ 3 năm kể từ năm 2016 trở đi, căn cứ tình hình thực tế, chỉ số giá cả và đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính sẽ thực hiện điều chỉnh mức thu phí quy định tại Thông tư này.
Bộ Tài chính cũng quy định: Luồng sông Sài Gòn được tổ chức thực hiện thu phí phải hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT và bố trí các điểm thu phí tại các cảng, bến thủy nội địa; có đầy đủ các loại vé thu phí, bộ máy tổ chức thu phí và kiểm soát vé.
Đối tượng chịu phí là các tàu biển, các phương tiện thủy nội địa hoạt động trên luồng sông Sài Gòn (từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc) có trọng tải toàn phần hoặc trọng tải toàn phần quy đổi lớn hơn 300 tấn phải chịu phí luồng, lạch áp dụng theo quy định tại Thông tư này.
Theo Thông tư, có 3 trường hợp không phải chịu phí luồng, lạch áp dụng tại luồng sông Sài Gòn gồm: Phương tiện sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của cơ quan Hải quan đang làm nhiệm vụ (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của các cơ quan thanh tra giao thông, Cảng vụ đường thủy nội địa; đơn vị quản lý đường thủy nội địa; Phương tiện tránh bão, cấp cứu; Phương tiện vận chuyển phòng chống lụt bão.
Mức phí này được áp dụng từ 10-7-2015.