【tỷ lệ cá cược bóng đá trực tuyến hôm nay】Đầu tư sản xuất: Bài toán khó cho doanh nghiệp

dau tu san xuat bai toan kho cho doanh nghiep

Cắt giảm nhân công là “kế sách” mà các DN áp dụng để vượt qua khó khăn Ảnh: S.T

Thu hẹp sản xuất

TheĐầutưsảnxuấtBàitoánkhóchodoanhnghiệtỷ lệ cá cược bóng đá trực tuyến hôm nayo phản ánh của nhiều DN, để vượt qua những khó khăn các DN đã phải chọn giải pháp thu hẹp qui mô sản xuất, giảm áp lực lãi suất ngân hàng bằng cách quay nhanh vòng vốn, rút ngắn thời gian giao hàng. Song song với thu hẹp sản xuất kinh doanh, nhiều DN đã cắt giảm nhân công, tăng lương cùng với tăng giờ để không tuyển dụng thêm lao động. Tùy theo tình hình thực tế mà mỗi DN có cách thích ứng riêng để vượt qua thách thức.

Thay vì đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn năm trước, nhiều DN chọn giải pháp giữ vững thị phần sẵn có, duy trì hoạt động sản xuất để tạo việc làm cho người lao động và từng bước vượt qua khó khăn. Công ty TNHH Ô tô Đông Phong (KCN Phố Nối, Hưng Yên) chuyên sản xuất, phân phối xe tải thùng, xe tải ben các loại đã phải thay đổi cách thức sản xuất để kịp thích ứng với tình hình mới. Ông Phan Văn Thiện, Giám đốc Công ty cho biết, các sản phẩm làm ra của Công ty chỉ bán theo mùa vụ, nên đơn vị gỡ khó bằng cách chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng, tập trung giao hàng dứt điểm trong thời gian ngắn để không bị “om” vốn.

Thu hẹp lại sản xuất là điều mà bà Nguyễn Thị Thủy Lệ, Giám đốc Công ty TNHH Đông Hiệp, một DN chuyên sản xuất giấy tại Hà Nội phải tính tới. Dự kiến đặt ra đầu năm là doanh thu năm nay khoảng hơn 300 tỷ đồng nhưng tới thời điểm này bà Lệ đã phải điều chỉnh xuống còn 250 tỷ đồng. Chọn một quy mô phù hợp với thực tế, thu hẹp lại sản xuất, không tuyển thêm nhân viên, giảm sản xuất từ 3 ca/ngày xuống còn 2 ca/ngày là cách mà bà Lệ chọn lựa để ứng phó với khó khăn hiện tại.

Ông Phạm Hồng Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần Cao su Hà Nội (chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm giày vải, ủng cao su, dép đi biển... để xuất sang thị trường EU) cho biết, hiện Công ty cũng đang gặp nhiều khó khăn bởi đa số các đối tác cung cấp nguyên vật liệu đã lên kế hoạch cắt giảm sản xuất. “Chúng tôi khó tìm kiếm DN cung ứng vật tư ổn định lâu dài và đảm bảo giá đầu vào hợp lý. Điều này hết sức khó khăn bởi nguyên liệu đầu vào Công ty chủ yếu phải NK”.

Để bớt khó khăn, theo ông Việt, đối với mục tiêu tiết kiệm, Công ty đã đưa ra các chỉ tiêu rất rõ ràng như nước, điện phải tiết kiệm trên 18%/một đầu sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu vật tư trên 20%. Đối với nhân công, Công ty tổ chức lại bộ máy hành chính theo hướng giảm lao động, hạn chế thời gian chờ việc của người lao động.

Tìm hướng đi

Dù còn nhiều khó khăn nhưng nhiều DN xác định và đề ra các mục tiêu như rà soát lại kế hoạch kinh doanh gắn liền với tài chính, tập trung vào các sản phẩm có khả năng tăng trưởng cao để thu hồi vốn nhanh, đồng thời vận dụng tối đa nguồn nhân lực vốn có. Bên cạnh đó, các DN đã tính đến giải pháp phát triển thị trường nội địa để tăng thị phần cũng như doanh thu.

Ông Phạm Hồng Việt cho rằng, trước bối cảnh hiện nay ngoài tìm kiếm thị trường mới ở châu Âu, châu Á… thì các DN sản xuất cũng đã phải quan tâm hơn rất nhiều đến phát triển thị trường nội địa nhằm đảm bảo tiêu thụ nguồn sản phẩm sản xuất ra.

Theo Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hiện Cục đang tổng hợp báo cáo của các địa phương về tình hình khó khăn của DN ngay trong đầu năm 2012. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, thời gian qua nguyên nhân chính khiến DN điêu đứng là lãi suất cho vay quá cao, lên đến 20-23%/năm. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cũng làm DN thêm khó khăn, đặc biệt là việc điều chỉnh giá điện khiến DN bị động trong kế hoạch sản xuất...

Để giúp DN tìm hướng đi trong đầu tư sản xuất của các DN, cuối tháng 1-2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo nhanh về mức độ khó khăn liên quan đến vốn, thị trường, môi trường đầu tư... gây ra cho DN. Nắm được tình hình hiện tại của các DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Thủ tướng các giải pháp kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN ổn định sản xuất, kinh doanh.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, DN Việt Nam trước hết nên đánh giá lại mình, trong thời gian khó khăn vừa qua đã bộc lộ điểm yếu gì, những mặt có thể phát huy, khắc phục qua đó để xây dụng chiến lược kinh doanh cụ thể cho năm 2012. Ông Kiêm nhận định: “Năm 2012, DN cần tránh đầu tư dàn trải, cần nghiên cứu, cơ cấu lại vốn và tăng khả năng thâm nhập thị trường để có thể trụ vững và phát triển. Việc nghiên cứu thị trường nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là giải pháp mà các DN cần quan tâm”.

Đảo Lê

World Cup
上一篇:HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
下一篇:Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch