当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【nhận định ac】4 thuận lợi, 2 khó khăn và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định vĩ mô

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Đức Hùng Linh – Chuyên gia kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán SSI (SSI),ậnlợikhókhănvàgiảiphápthúcđẩytăngtrưởngổnđịnhvĩmônhận định ac khi đánh giá về các thuận lợi, khó khăn và đưa ra khuyến nghị đối với nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh Covid-19.

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng, trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh và chống đỡ cho nền kinh tế, Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi hơn so với giai đoạn khủng hoảng và suy thoái năm 2009, 2012, tuy nhiên, cũng có một số thách thức lớn hơn.

4 thuận lợi cần khai thác tối ưu

Kinh tế trưởng của SSI cho biết, CPI quý I/2020 so với cuối năm 2019 tăng +0,34%, là quý I có chỉ số CPI thấp nhất 5 năm. Ngoài giá dầu đã giảm rất sâu, giá thịt lợn nhiều khả năng cũng sẽ giảm nhờ dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế. Thực phẩm và nhiên liệu là 2 nhóm hàng hóa có tác động lớn đến CPI, nên CPI năm 2020 chắc chắn sẽ tăng thấp.

“Lạm phát thấp là tiền đề quan trọng để giảm lãi suất nhằm thúc đẩy tăng trưởng” – ông Nguyễn Đức Hùng Linh nhấn mạnh.

Cũng theo chuyên gia này, trước khi nổ ra dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế của thế giới và Việt Nam đều đang trên đà tích cực. Các chính sách điều hành kinh tế lớn của Việt Nam đa phần đều đi đúng hướng. Điều này rất khác so với giai đoạn 2009 và 2012 khi những sai lầm trong điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa thời gian trước đó đã dẫn đến khủng hoảng và hao tổn rất lớn nguồn lực, cũng như sức chống đỡ cho nền kinh tế.

xuất khẩu

Trong 5 năm trở lại đây, cùng với sự vươn lên của khối FDI và tư nhân, Việt Nam đã xuất siêu với giá trị xuất siêu tăng dần. Xuất siêu mang đến một lượng lớn ngoại tệ, giúp gia tăng cung tiền và ổn định thanh khoản hệ thống ngân hàng. Nhờ xuất siêu mà dự trữ ngoại hối hiện tại đã đạt 85 tỷ USD, bằng 4 tháng nhập khẩu, trong khi vào cuối năm 2008 và 2012, dự trữ ngoại hối là 24 tỷ và 26 tỷ USD, tương đương 3,6 và 2,7 tháng nhập khẩu.

Mặt khác, vốn đầu tư công giải ngân chậm trong năm 2018 và 2019 vô hình trung đã để lại số dư tiền lớn trong ngân sách, ước tính xấp xỉ 500 nghìn tỷ đồng, bằng 8% GDP. Với lượng tiền này, dù thu ngân sách 2020 có giảm mạnh, nguồn vốn cho hệ thống y tế cũng như các dự án hạ tầng trọng điểm sẽ không bị ảnh hưởng.

kinh tế tư nhân

Một trong những thuận lợi trong giai đoạn hiện nay theo ông Hùng Linh là các động lực tăng trưởng đã chuyển sang khối FDI và tư nhân.

Theo đó, năm 2009, xuất khẩu của khối FDI chiếm 55% tổng xuất khẩu, năm 2019, tỷ lệ này là 68%. Kể từ khi Nghị quyết 10/2017 ra đời, kinh tế tư nhân trong 3 năm qua đã có sự bứt phá mạnh mẽ. Tổng vốn đầu tư của khối tư nhân trong giai đoạn 2017 - 2019 đã tăng trung bình 18%/năm, cao hơn nhiều giai đoạn 2014 - 2016 là 12%. Ngược lại, khối doanh nghiệp nhà nước giảm từ 12%/năm xuống -2%/năm.

Kinh tế trưởng SSI cho biết thêm, một thuận lợi mà Việt Nam có được là dịch bệnh có thể kiểm soát được trước hoặc trong mùa hè (trong kịch bản cơ sở). Trong khi đó, dịch bệnh đang lan truyền sang các quốc gia với độ trễ khác nhau nhưng tất cả những nước lớn đều đã bị ảnh hưởng nặng. Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh ngặt nghèo đã được áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Trung Quốc sau 2 tháng kể từ khi phong tỏa Vũ Hán (tháng 1/2020) đã gần quay trở lại bình thường.

Như vậy, có thể kỳ vọng các nước khác cũng cần 2 - 3 tháng, tức là tới khoảng tháng 5 - 6. Đây cũng là tháng đầu hè nên xác suất kiểm soát được dịch bệnh sẽ cao hơn. Kinh tế thế giới có cơ hội hồi phục nhanh vào nửa cuối 2020 nhờ hàng loạt các biện pháp kích thích kinh tế vô cùng mạnh mẽ.

2 khó khăn cần quan tâm để chế ngự

4 thuận lợi, 2 khó khăn và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định vĩ mô
Mặc dù dịch bệnh đang mang đến rất nhiều khó khăn nhưng có thể chắc chắn rằng dịch bệnh sẽ đến thời điểm kết thúc. Cần phải biến nguy thành cơ, lấy dịch bệnh là động lực, quyết tâm để tái cơ cấu triệt để nhằm tạo nền tảng tốt hơn nữa cho việc phục hồi kinh tế hậu dịch. Ông Nguyễn Đức Hùng Linh

Bên cạnh những điểm thuận lợi, ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng, một trong những khó khăn lớn mà Việt Nam gặp phải trong giai đoạn này là độ mở kinh tế lớn.

Theo đó, năm 2019 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam bằng 2 lần GDP, trong khi năm 2009 tỷ lệ này là 1,2 lần. Cú sốc suy thoái từ bên ngoài sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến Việt Nam trong năm nay so với năm 2009. “Trong bối cảnh này, Việt Nam phải đặc biệt chú trọng vào nội lực bao gồm đầu tư công, giảm lãi suất, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa, bảo hộ sản xuất trong nước…” – Chuyên gia kinh tế trưởng của SSI cho hay.

Cũng theo ông Hùng Linh, một trong những khó khăn lớn thứ hai mà Việt Nam phải đối diện đó là dịch bệnh là nhân tố phi kinh tế, khó dự đoán, dư địa giảm lãi suất trên thế giới không còn nhiều.

“Mặc dù kịch bản cơ sở là dịch bệnh sẽ kết thúc vào mùa hè, nhưng không thể chắc chắn về điều này. Khi dịch bệnh kéo dài, nguy cơ suy thoái, đổ vỡ hệ thống tài chính ngân hàng sẽ tăng cao, kéo theo những hệ lụy lâu dài. Khác với năm 2009, dư địa giảm lãi suất của ngân hàng trung ương các nước phát triển trong năm nay không lớn” – chuyên gia của SSI phân tích.

Cân bằng 2 mục tiêu chiến lược là thúc đẩy tăng trưởng và ổn định vĩ mô

Với những thuận lợi và khó khăn như trên, chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng, việc ứng phó với dịch bệnh trong năm 2020 sẽ khác với 2 đợt khủng hoảng 2009 và 2012. Việt Nam không cần đặt ưu tiên ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát mà nên tiếp tục cân bằng thực hiện cả 2 mục tiêu chiến lược là thúc đẩy tăng trưởng và ổn định vĩ mô.

Song song với kiểm soát dịch bệnh, ông Linh cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy đầu tư công, tập trung các dự án hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa cao. Cùng với đó, cần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý triệt để các ngân hàng yếu kém để chặn đứng cuộc đua lãi suất, tạo tiền đề cho giảm lãi suất một cách lâu dài.

Đồng thời, Việt Nam cần phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ các tập đoàn tư nhân lớn, có sức cạnh tranh mạnh, tạo dựng 30 “con sếu lớn” làm đầu tàu kéo tăng trưởng.

Bên cạnh đó, sửa đổi luật đất đai, nhanh chóng giải phóng sức sản xuất ngành nông nghiệp nhằm xây dựng ngành nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn và hướng đến xuất khẩu. Mặt khác, "cần bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trong nước, trong đó đặc biệt chú ý nhập siêu từ ASEAN" - ông Nguyễn Đức Hùng Linh chia sẻ thêm./.

D.T

分享到: