【ty so uruguay】Đổi mới quản lý các khoản thu từ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
作者:Cúp C1 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 10:09:47 评论数:
Nhật Bản là đối tác chiến lược trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước | |
Chất lượng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được nâng cao | |
TPHCM "thúc" đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước | |
Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước |
Khoản nợ Quỹ của các doanh nghiệp địa phương đến 31/12/2018 là 575.461 triệu đồng. Ảnh: ST. |
Thay đổi mô hình quản lý
Bộ Tài chính đưa ra đề xuất thay đổi mô hình quản lý nguồn thu về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN hiện nay sang thu trực tiếp về NSNN; phân cấp thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN.
Với quy định này, nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ về cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập), thoái vốn nhà nước tại DN do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ làm đại diện chủ sở hữu phải nộp về ngân sách trung ương. Nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập), thoái vốn nhà nước tại DN do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm đại diện chủ sở hữu phải nộp về ngân sách địa phương. Lúc này, toàn bộ các khoản hiện đang thực hiện thu, nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN sẽ được thu, nộp về NSNN.
Chính sách này nhằm hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo đúng quy định của Hiến pháp và Luật NSNN. Đồng thời, khoản thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước phải nộp đầy đủ, kịp thời và phải được đưa vào dự toán NSNN hằng năm, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư công trung hạn; ưu tiên được bố trí dự toán chi cho đầu tư phát triển, tạo nguồn lực lâu dài. Các trường hợp thu vượt, đột xuất cần báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc quản lý và sử dụng nguồn thu này theo quy định pháp luật.
Một điểm nữa Bộ Tài chính đề xuất thay đổi là quy định cụ thể nội dung nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập, thoái vốn nhà nước đầu tư tại DN nộp về NSNN.
Bộ Tài chính đề xuất, khoản thu từ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước nộp về NSNN bao gồm: Thu từ cổ phần hóa các DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ; thu từ các hình thức sắp xếp, chuyển đổi khác đối với DNNN theo quy định của pháp luật đối với các hình thức sắp xếp, chuyển đổi khác; thu từ cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập; thu từ thoái vốn nhà nước tại DN; thu từ thoái vốn tại các DN bàn giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Nguồn thu trên không bao gồm các DN do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (bao gồm cả DN của Đảng) vì các DN này hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận và không phải là đối tượng áp dụng trực tiếp quy định của pháp luật về cổ phần hóa và quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại DN.
Tách bạch các nhóm chi ưu tiên
Bên cạnh thu, quản lý chi các khoản thu được từ sắp xếp, cổ phần hóa DN cũng cần được lưu tâm. Bộ Tài chính đưa ra vấn đề quy định các nội dung ưu tiên chi từ NSNN cho mục tiêu hỗ trợ quá trình sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập từ nguồn thu sắp xếp, cổ phần hóa DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập, thoái vốn nhà nước tại DN
Các nội dung chi theo quy định hiện nay tách thành 2 nhóm để tổ chức thực hiện lập dự toán, chi phù hợp với tính chất khoản chi. Nhóm thứ nhất là các khoản chi thường xuyên để bù đắp, hỗ trợ cho quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước, gồm: chi xử lý lao động dôi dư, tinh giản biên chế; chi phí liên quan đến cổ phần hóa và các hình thức sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác; chi phí liên quan đến thoái vốn nhà nước. Nhóm thứ hai là các khoản chi đầu tư phát triển, gồm: Chi đầu tư phát triển; chi đầu tư vốn để thành lập DNNN, bổ sung vốn nhà nước cho DN; chi mua lại một phần hoặc toàn bộ DN theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN; các khoản chi khác theo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với ngân sách Trung ương và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với ngân sách địa phương.
Quy định tách bạch rõ ràng như vậy sẽ đảm bảo việc thực hiện chi đúng, đủ, kịp thời, hỗ trợ cho quá trình sắp xếp, cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN, đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời có thể điều tiết hợp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào DN.
Một chính sách nữa được Bộ Tài chính đề xuất là hoàn trả cho các địa phương các khoản thu từ sắp xếp, cổ phần hóa DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập, thoái vốn nhà nước tại DN các địa phương đã nộp về Quỹ từ ngày 1/1/2017.
Thực tế, giai đoạn 2017 – 2019, tổng số tiền các địa phương đã nộp về Quỹ là 6.863 tỷ đồng, chiếm 3,7% tổng số thu về Quỹ giai đoạn này (182.940 tỷ đồng). Phần lớn các địa phương nộp về Quỹ là các địa phương miền núi, khó khăn, có số thu ngân sách hạn chế như: Đắk Lắk, Gia Lai, An Giang, Tây Ninh...
Theo rà soát của Bộ Tài chính, nếu thực hiện theo hướng trên thì số tiền dự kiến hoàn trả cho các địa phương giai đoạn 2017-2019 là khoảng 4.592 tỷ đồng.
Đối với các khoản lãi chậm nộp từ khoản thu cổ phần hóa DNNN, thu từ thoái vốn nhà nước tại DN, Bộ Tài chính đề xuất một số phương án xử lý. Cụ thể, cần rà soát xác định rõ nguyên nhân khách quan do cơ chế chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn có thay đổi theo từng thời kỳ, do tổ chức triển khai quyết toán cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước chậm dẫn đến các DN phát sinh khoản lãi chậm nộp. Một số khoản lãi chậm nộp phát sinh do công tác quản lý Quỹ có thay đổi dẫn đến việc theo dõi không thường xuyên, không đủ chế tài để đôn đốc. Cùng với đó, bổ sung quy định về xử lý xóa khoản lãi chậm nộp đủ điều kiện.
Bộ Tài chính cũng đề xuất các DN được xem xét miễn lãi chậm nộp gồm DN có kết quả kinh doanh thua lỗ và còn lỗ lũy kế đến thời điểm được xem xét miễn lãi chậm nộp; DN đã sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế thu nhập DN và các khoản bồi thường của tập thể, cá nhân có liên quan đến việc chậm nộp (nếu có) nhưng không đủ để bù đắp khoản lãi chậm nộp. Việc xác định số lãi chậm nộp được miễn cho DN căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của DN và số lãi chậm nộp phát sinh tương ứng từng năm trên nguyên tắc số lãi chậm nộp được xóa tối đa bằng số lỗ phát sinh thêm theo từng năm.