Thiết kế cổng trường Quốc Học (Tôn Thất Sa) Hình ảnh quả cà phá bxh duc2" />
 

【bxh duc2】Bước chân từ xứ Nghệ, xứ Huế

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 05:12:25 评论数:
leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
Thiết kế cổng trường Quốc Học (Tôn Thất Sa) 

Hình ảnh quả cà pháo và con cá gỗ đã trở thành biểu tượng cho khát vọng vươn lên, chế ngự hoàn cảnh, hiện thực hóa cuộc sống ấm no bằng truyền thống binh bị và khoa cử xứ Nghệ đặc trưng. Ông đồ Nghệ “gàn” đầy khí khái, cương quyết đấu tranh vì lẽ phải đã trở thành phẩm giá, lai Kinh ứng thí để phụng sự sơn hà xã tắc. Truyền thống ấy, khí chất ấy, tinh thần ấy đã được ươm mầm nơi cậu bé Nguyễn Sinh Cung/Côn cộng hưởng tích cực với sự giao thoa, tiếp biến văn hóa chốn Kinh kỳ thời hội tụ giữa cựu học và tân học, tiếp tục hành trình bôn ba vì nghiệp lớn, gắn liền danh xưng Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Tiếp nối truyền thống khoa bảng xứ Nghệ, cụ đồ Nguyễn Sinh Huy đưa gia đình vào Huế, đề danh Phó bảng (khoa thi Hội năm Tân Sửu - 1901) và bước vào hoạn lộ, dần được bổ làm Hàn Lâm viện Kiểm thảo tại Bộ Lễ (1906), Thừa biện Bộ Lễ rồi được thăng Thự Trước tác Tu soạn, Đồng Tri phủ Lãnh Tri huyện Bình Khê (Bình Định - 1909). Thiếu niên Nguyễn Sinh Cung nhờ vậy, đã được sống trong môi trường tân tiến của Kinh đô Huế phồn hoa, với tư chất và khí chất hơn người, từ gia đình quan lại Nho học, đã sớm được học tập, đào tạo ở Trường tiểu học Pháp - Việt Thừa Thiên ở Đông Ba, để chuẩn bị bước chân đầu tiên cho hành trình bôn ba.

Bên trong Kinh thành, có lẽ đường cửa Đông Ba - Mai Thúc Loan hiện nay là dấu tích sớm nhất, hiếm hoi còn lại cho thấy sự quy hoạch phố thị của triều đình Huế. Cụ thể với khu vực tư dinh của Thượng thư Trần Đình Bá (Bảo tàng đồ sứ ký kiểu của nhà sưu tập Trần Đình Sơn, số 114) và nơi mà gia đình cụ Phó bảng ở (số 158). Đây là con đường được quy hoạch với nhiều tư dinh quan lại quý tộc đương thời, cửa ngõ để qua cửa Đông Ba ra phố Cửa Trài, Đông Ba - Gia Hội trong vai trò là khu phố thị kinh tế sầm uất của Kinh đô Huế.

Từ Nghị định số 230 ngày 5/7/1904 của Toàn quyền Beau, theo đề nghị của Khâm sứ Trung kỳ, tại Huế đã thành lập một ngôi trường hỗn hợp (cả nam và nữ), là tiền đề quan trọng để đưa đến sự ra đời của Trường Pháp - Việt Đông Ba sau đợt cải cách học quy năm Bính Ngọ (1906), nỗ lực lớn từ cả hai phía Pháp - Nam. Trong bối cảnh đó, có thể coi cậu bé Nguyễn Sinh Cung là một trong những thế hệ đầu tiên của ngôi trường đặc biệt này.

Trong giáo dục tiểu học, từ năm 1906, các tỉnh phải lập trường tiểu học tại phủ huyện và nên lập trường tiểu học làm quy thức ở tỉnh thành, dùng giáo pháp tiếng Việt, tiếng Pháp đều do giáo viên trường Pháp Việt ở đó dạy. Ở trường tiểu học có hai lớp chữ Hán, một lớp tiếng Việt, khuyến khích học thêm tiếng Pháp. Học trò được dạy luân lý, văn chương, sử Việt, sử Bắc. Đặc biệt ở đây, trong một năm kể từ khi sách bỏ túi dạy trong trường tiểu học, mà thầy giáo mới không thể hiện sự thông thạo cách dạy thì không được bổ dụng tại trường (Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ, Đông Dương công báo, số 11 năm 1906, tr. 1220).

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế, Nguyễn Sinh Cung đã có thành tựu nổi bật, là một trong 10 học trò tốt nghiệp xuất sắc nhất ở Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, được chuyển vào học ở ngôi trường Quốc Học danh giá nhất Kinh kỳ. Quốc Học là biểu tượng Tây học đầu tiên của Huế, của cả đất nước Đại Nam, xứ Trung kỳ, được đặt tại Huế. Từ những nền tảng đầu tiên với trọn vẹn ý nghĩa bước ngoặt lớn lao đó, tính chất tân - Tây học tiên phong, cộng với di sản cựu - Hán học tinh hoa, Quốc Học trở thành biểu tượng nổi bật cho truyền thống khoa bảng Việt Nam thời cận hiện đại, vượt khỏi địa giới hành chính vùng Huế, mang tầm quốc gia và quốc tế, với lớp lớp thầy và trò tài năng, từ cả nước hội tụ về.

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu XX, sự xung đột, va chạm văn minh Đông - Tây trở thành vấn đề then chốt, nổi rõ ở khía cạnh cựu học và tân học. Đó chính là nguồn cơn của sự ra đời Trường Quốc Học ở Huế, cùng với sự hiện diện gần như hiếm hoi, đồng thời của hai ngôi trường tương tự ở Đà Nẵng, Vinh, nhằm bổ sung thiết thực cho Quốc Tử Giám, Trường Hành nhân trong nền giáo dục truyền thống Việt, để đào tạo nhân lực, nhân tài phục vụ đất nước buổi giao thời...” (Đại Nam thực lục Chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên, tr. 264-267).

Chính nhờ tính chất tân học - cựu học tiên phong điển hình đó mà Quốc Học có sức thu hút mạnh mẽ trong việc đào tạo nguồn nhân lực nhân tài ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế. Tinh hoa Đông Tây hội ngộ từ Huế, từ Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, từ lớp lớp thầy trò Quốc Học... đã giúp nâng bước chân cậu bé Nguyễn Sinh Côn - Nguyễn Tất Thành sớm nhìn ra bước đường Tây du, hiểu biết rõ hơn phương Tây để trở về phụng sự Tổ quốc, dân tộc. Cho nên, ký ức tuổi thơ gắn liền với Kinh thành Huế, Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba, Trường Quốc Học Huế... là môi trường, tiền đề quan trọng trong quá trình định hình nhân cách và tư tưởng Nguyễn Tất Thành - Ái Quốc về sau.

最近更新