Đầu tư lắp đặt biển báo,ĐảmbảotrậttựantoàngiaothôngCònnhiềunỗkeo bong dá tv xử lý điểm đen ở vùng ven TP. Huế để đảm bảo ATGT
Giảm nhưng chưa ổn định
Số liệu thống kê TNGT trên địa bàn trong 5 năm qua giảm về 3 tiêu chí: số vụ, số người chết, số người bị thương, tuy nhiên vẫn chưa ổn định. Năm 2018, 2019, TNGT lại tăng, nhất là số người chết cao so với năm 2016 và 2017. Trong 11 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 258 vụ, làm chết 135 người, bị thương 197 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ giảm 22,98%; người chết giảm 24,15%, người bị thương giảm 27,03%.
Qua phân tích của ngành chức năng, TNGT chủ yếu tập trung trên tuyến QL1A chiếm 44% số vụ và chiếm 37% số người chết toàn tỉnh. Trường hợp bị TNGT phần lớn là người và phương tiện trong tỉnh, trong đó mô tô, xe gắn máy chiếm 67%.
Ông Trần Văn Trung, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh cho biết, kết quả trên dù chưa đạt như kỳ vọng nhưng thể hiện sự sâu sát trong chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT của các cấp, ngành, địa phương. Hàng năm, các ngành chức năng triển khai nhiều biện pháp, trong đó tuyên truyền kịp thời cảnh báo các nguy cơ xảy ra TNGT để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông. Công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm vẫn là một trong những biện pháp được chú trọng. Lực lượng chức năng từ tỉnh đến huyện tăng cường tần suất tuần tra trên các tuyến đường, tập trung vào những thời điểm thường xảy ra tai nạn và các điểm đen giao thông, góp phần cải thiện đáng kể tình hình trật tự ATGT trên địa bàn. Đáng chú ý ngành Giao thông-vận tải siết chặt quản lý Nhà nước về kinh doanh vận tải, dịch vụ vận tải hành khách công cộng được đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu đi lại, giảm lưu lượng phương tiện cá nhân lưu thông.
Còn lắm nỗi lo
Ghi nhận thực tế hiện nay vẫn còn nhiều yếu tố đáng lo ngại về TNGT bởi một số cơ quan, ban ngành, hội, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức và chỉ đạo kịp thời về thực hiện chức trách được giao; chưa xem đó là nhiệm vụ trọng tâm mà nặng tư tưởng giao khoán cho lực lượng chuyên trách. Nhân lực và phương tiện thực hiện nhiệm vụ thanh, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm còn thiếu so với yêu cầu. Bên cạnh đó là ý thức chấp hành pháp luật về ATGT của một số người dân chưa cao.
Một con số cho thấy thời gian qua, gần 100% số vụ tai nạn xảy ra do lỗi chủ quan của người điều khiển phương tiện, như không làm chủ tay lái, không giữ khoảng cách giữa hai xe, đi không đúng phần đường, chuyển hướng không an toàn, thiếu chú ý quan sát, tránh và vượt không đảm bảo an toàn, vi phạm tốc độ, nồng độ cồn...
Điều đáng lưu tâm, hạ tầng giao thông đối nội, đối ngoại ở địa phương hiện nay dù được đầu tư nâng cấp, từng bước hoàn thiện nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập, chưa đáp ứng được số lượng phương tiện lưu thông. Hiện nay, toàn tỉnh có 40.885 ô tô; trong đó 11 tháng đầu năm 2020, có 2.703 ô tô đăng ký mới. Riêng mô tô, xe máy đăng ký mới trong 11 đầu năm 2020 là 36.791 xe. Do gia tăng nhanh các loại phương tiện trên đã gây áp lực đến hạ tầng giao thông, dẫn đến việc đảm bảo trật tự ATGT và kéo giảm TNGT trên địa bàn hiện đang gặp nhiều khó khăn.
Theo kỹ sư Nguyễn Thiết Hùng, Phó Giám đốc Công ty CP Đường sắt Bình Trị Thiên, hiện tai nạn đường sắt vẫn là một nỗi lo mà nguyên nhân chính do một số lối đi tự mở qua đường sắt dù đã rào thu hẹp nhưng vẫn bị người dân phá dỡ để đi qua. Nhiều trường hợp vi phạm hành lang ATGT đường sắt vẫn tồn tại dù đơn vị báo cáo gửi cấp có thẩm quyền, song việc xử lý chưa đúng mức, thiếu cương quyết...
Mới đây, tại hội nghị trực tuyến tổng kết trật tự ATGT địa phương giai đoạn 2016-2020, ông Nguyễn Văn Phương, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, để kiềm chế, giảm thiểu TNGT, thời gian tới, các ngành chức năng cần tăng cường, phối hợp luân phiên tuần tra, kiểm soát thực hiện quyết liệt các giải pháp đảm bảo ATGT. Ngành Giao thông-vận tải phải chú trọng siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, chỉ đạo nâng cao chất lượng các dịch vụ, các loại hình vận tải công cộng, từng bước làm giảm TNGT liên quan đến ô tô, mô tô, xe gắn máy. Đồng thời, quan tâm đầu tư, nâng cấp đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông; xử lý triệt để các “điểm đen” và xóa bỏ tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt; đẩy mạnh tuyên truyền ATGT đến các cơ quan đơn vị, trường học; nhân rộng nhân tố điển hình, mô hình tốt trong đảm bảo trật tự ATGT địa phương...
Bài, ảnh: Minh Văn