当前位置:首页 > La liga > 【ty so nottingham】Nông sản loay hoay tìm lối thoát

【ty so nottingham】Nông sản loay hoay tìm lối thoát

2025-01-29 06:05:38 [Cúp C2] 来源:Empire777

nong san loay hoay tim loi thoat

Nhiều DN đã chuyển đổi phương thức sản xuất,ôngsảnloayhoaytìmlốithoáty so nottingham chế biến nông sản để đáp ứng yêu cầu từ thị trường NK. Ảnh: Trần Việt.

Cấp bách

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 8 tháng đầu năm 2016, mặc dù tổng kim ngạch XK nông, lâm, thủy sản tăng nhẹ so với cùng kỳ 2015 nhưng cận cảnh nhóm hàng này, còn nhiều mặt hàng có sự giảm mạnh, như chè, sắn, thủy sản... Nguyên nhân chủ yếu là do các thị trường truyền thống giảm lượng NK. Tiêu biểu như chè, 7 tháng đầu năm, XK chè đạt 1.609 USD/tấn, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2015 do thị trường NK lớn nhất của Việt Nam là Pakistan giảm 1% về khối lượng và giảm 11,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Cũng tương tự, trong 7 tháng đầu năm, XK sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,31 triệu tấn và 616 triệu USD, giảm 19% về khối lượng và giảm hơn 28% về giá trị so cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường NK chính nửa đầu năm khi chiếm tới 86,1% thị phần nhưng đã giảm tới 23,5% về khối lượng và giảm 33% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Mặc dù nhiều mặt hàng khác dù có kim ngạch tăng, nhưng mối lo từ những rào cản, khó khăn mà các thị trường truyền thống đem lại luôn hiện hữu. Ví dụ như tại thị trường Hoa Kỳ, các DN muốn XK sản phẩm cá ngừ vào đây phải dãn nhãn “An toàn cá heo" (Dolphin Safe). Hơn nữa, các DN đang phải chịu ảnh hưởng từ chương trình thanh tra cá da trơn theo Đạo luật Nông Trại 2014… Do vậy, sự “lệ thuộc” vào các thị trường truyền thống đã được nhiều chuyên gia “báo động”.

Theo đại diện Công ty Cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh, trong thời gian gần đây, thị trường XK thủy sản sang Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, không những kim ngạch sụt giảm do phía khách hàng NK ít hơn, mà còn do DN thiếu nguyên liệu để sản xuất. Sản lượng kinh doanh của DN không có tăng trưởng đột biến như một vài năm trước. Do đó, Công ty đang lên kế hoạch xúc tiến tìm thêm thị trường cả trong và ngoài nước để tăng thêm nguồn thu, tạo việc làm cho công nhân.

Chia sẻ về hướng đi mới cho DN ngành nông sản, bà Vi Thanh Hồng, đại diện Công ty TNHH XNK nông sản Thăng Long (Agrithanglong) cho hay, thời gian gần đây, thị trường XNK nông sản sang Trung Quốc có nhiều biến động. Vì thế, DN đã và đang thâm nhập vào thị trường châu Phi bởi đây là thị trường giàu tiềm năng, nhu cầu nhiều nhưng lại không yêu cầu quá cao về chất lượng.

Gian nan tìm hướng

Nhìn chung, các DN ngành nông sản, thực phẩm đều hiểu được giải pháp tìm kiếm thị trường mới cho những khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, những giải pháp này đang vấp phải thách thức, vướng mắc từ nhiều nguyên nhân. Theo bà Vi Thanh Hồng, mặc dù đã thực hiện XNK với các DN ở châu Phi, nhưng nhược điểm của thị trường này là kinh tế chưa phát triển nên hệ thống ngân hàng nghèo nàn, chưa liên thông quốc tế, hàng hóa phải thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Vì thế, muốn giao dịch, DN phải cử người sang tận nơi nên tốn thêm chi phí mà lại mất thời gian. Do đó, kim ngạch XK tới thị trường này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Còn đại diện Công ty Cổ phần chè Hà Thái cho biết, Công ty đã có ý định XK chè sang một số quốc gia mới như Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ… để thay cho thị trường truyền thống là Trung Quốc. Tuy nhiên, các thị trường này lại yêu cầu những quy trình sản xuất riêng, hình thức sản phẩm riêng nên với số lượng không nhiều, DN không đủ công sản xuất và vận chuyển nên đã ngừng giao thương.

Nhìn chung, mỗi DN lại có khó khăn khác nhau khi mở rộng thêm thị trường mới. Trong đó, nhiều DN còn khó khăn về phương thức thanh toán khi đối tác yêu cầu thanh toán theo phương thức trả chậm; hoặc có DN lại không đáp ứng được yêu cầu từ phía đối tác, khách hàng mới nên đành “ngậm ngùi” nhìn khách hàng tìm đến DN khác. Vì thế, các chuyên gia kinh tế cho rằng, các DN Việt Nam cần sự thay đổi căn bản từ gốc, đổi mới trang thiết bị, nắm rõ được thị trường, đẩy mạnh khâu xúc tiến thương mại để tăng sức hấp dẫn khách hàng cũng như đáp ứng được yêu cầu từ phía khách hàng.

Tiêu biểu như một số DN và hộ gia đình tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, để đáp ứng yêu cầu của các thị trường mới “khó tính” nhưng đầy tiềm năng như Canada, Australia, New Zealand... nhiều DN đã tiến hành trồng rau quả theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP), không sử dụng một số nhóm thuốc trừ dịch hại nhất định; hoặc có những DN lựa chọn hình thức XK dưới dạng chế biến sẵn, nước ép trái cây…

Nhìn chung, trước những thay đổi từ bối cảnh kinh tế, các DN phải có được sự nhạy bén, “dám nghĩ – dám làm”, tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, các DN đều kiến nghị sự giúp đỡ thêm từ các cơ quan Nhà nước với việc tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu thương mại, hội chợ quốc tế, cải thiện quy trình hợp tác đầu tư… để các DN được tăng cường liên kết, giao thương thuận lợi.

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读