当前位置:首页 > La liga

【top ghi bàn anh】Dân kêu giá vé máy bay cao, Cục Hàng không nói không hãng nào vi phạm

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết,ânkêugiávémáybaycaoCụcHàngkhôngnóikhônghãngnàoviphạtop ghi bàn anh Cục vừa báo cáo với Bộ GTVT về kết quả rà soát, kiểm tra hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam.

Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam đã tiến hành kiểm tra, rà soát hoạt động bán vé, kê khai, niêm yết giá vé máy bay trong 4 ngày từ 7 – 9/5.

4 hãng hàng không gồm Vietnam Airlines (VNA), VietJet Air, Bamboo Airways và Vietravel Airlines và 6 đại lý bán vé của các hãng được đoàn kiểm tra làm việc. Thời kỳ kiểm tra từ 1/1- 4/5/2024.

W--h224nh-kh225ch-s226n-bay-noi-b224i.png
Cục Hàng không Việt Nam kết luận: Các hãng hàng không đều thực hiện việc kê khai giá theo khung. Các mức giá này không vượt mức tối đa theo quy định. Ảnh: Thạch Thảo 

Kết quả kiểm tra cho thấy các hãng hàng không đều thực hiện việc kê khai giá theo khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách do Bộ GTVT quy định. Trên cơ sở khung giá vận chuyển hành khách nội địa, mỗi hãng hàng không sẽ có các mức giá khác nhau.

Cụ thể, VNA có 17 mức giá, Vietjet Air có 20 mức giá, Bamboo Airways có từ 12 - 15 mức giá và Vietravel Airlines có 18 mức giá cho từng chặng bay. Các mức giá này không vượt mức tối đa theo quy định.

Các hãng đã thực hiện niêm yết giá vé đầy đủ, bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, phụ thu quản trị hệ thống, phụ thu dịch vụ hệ thống, phụ thu dịch vụ tiện ích, phụ thu dịch vụ đặt vé (nếu có), các khoản thu hộ (dịch vụ phục vụ hành khách và đảm bảo an ninh hành khách, hành lý) và thuế VAT.

Hành khách khi truy cập vào các trang web bán vé của các hãng hàng không, sau khi lựa chọn hành trình và ngày đi sẽ nhận được thông tin giá vé đầy đủ cần phải thanh toán trước khi mua vé.

Các khoản phụ thu nằm trong giá vé như phụ thu quản trị hệ thống, phụ thu dịch vụ hệ thống của các hãng dao động từ 430.000 đồng đến 480.000 đồng tùy hãng và được thể hiện ở phần phụ phí (cùng với mục thuế, phí cùng với các khoản thu hộ; tuy nhiên, việc hiển thị thông tin chưa đồng nhất giữa các hãng).

Đối với các vé được bán trực tiếp tại phòng vé, các hãng đều thu thêm một khoản phí khoảng 50.000 đồng và khoản này không áp dụng khi khách mua trực tuyến trên trang web, ứng dụng điện thoại chính thức của hãng, hoặc các kênh bán vé máy bay trực tuyến chính thức khác (ngân hàng liên kết, đại lý điện tử như Traveloka, aBay, VnPay...).

Về thực tế mức giá vé bán ra, trong giai đoạn từ 1/1 – 30/4, qua so sánh với cùng kỳ năm 2023, các mức giá vé hạng phổ thông cơ bản trên các đường bay nội địa của các hãng về cơ bản có sự gia tăng.

Trong đó với 3 đường bay trục (Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Đà Nẵng và TP.HCM - Đà Nẵng), giá vé trung bình của các hãng có mức tăng lần lượt: VNA (19,9%; 28,4% và 14,9%), Vietjet Air (17,9%; 39,9% và 27%), Bamboo Airways (2,1%; 24,4% và 22,5%), Vietravel Airlines (10,2%; 17,7% và 18,6%).

Phân khúc giá vé cao tăng 

Về giá vé cao ngất ngưởng trong dịp cao điểm mà người dân phàn nàn thời gian qua, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, qua kết quả rà soát cho thấy 3 đường bay trục (Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Đà Nẵng và TP.HCM - Đà Nẵng), mặc dù có sự gia tăng về tỷ lệ phân khúc giá cao, nhưng chiếm phần lớn trong cơ cấu giá vé bán ra của các hãng vẫn ở phân khúc giá thấp và trung bình (từ 60% - 70% số lượng vé bán ra).

Bên cạnh đó, cũng có những đường bay ghi nhận gia tăng cao về tỷ lệ với các phân khúc giá trung bình và thấp. Cụ thể, trên đường bay TP.HCM - Đà Nẵng, VNA và Vietjet đều tăng số lượng vé phân khúc giá thấp lần lượt +5 và +8 điểm %; trên đường bay TP.HCM - Hà Nội, Bamboo Airways và Vietjet Air đều tăng số lượng vé phân khúc giá thấp lần lượt +7% và +11 điểm %...

“Tuy nhiên, nếu nhìn vào bảng chi tiết mức thay đổi về giá vé và tỷ lệ phân khúc giá vé cao, trung bình, thấp trên một số đường bay nội địa của các hãng có thể thấy, trong giai đoạn từ 1/1 – 30/4 năm nay, tỉ lệ phân khúc vé giá cao trong tổng dải giá trên một chuyến bay của các hãng hầu hết đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Đơn cử, chặng TP.HCM - Phú Quốc của VNA năm nay có tỉ lệ vé giá cao tăng mạnh nhất, chiếm 52,8%, trong khi cùng kì năm trước chỉ 32,4%; chặng Hà Nội - Đà Nẵng của Bamboo Airways tỉ lệ này tăng từ 15,4% lên 26,1%; Vietravel Airlines tăng dải giá cao mạnh nhất trên đường bay Hà Nội - Đà Nẵng, từ 9,4% lên 22%”, Cục Hàng không Việt Nam cho biết.

Từ kết quả rà soát, Cục Hàng không Việt Nam nhận định các hãng đều tuân thủ về mức giá vé máy bay của các Thông tư 17 và Thông tư 34 trong việc bán vé máy bay trên các đường bay nội địa; đồng thời thực hiện đúng quy định về niêm yết, kê khai giá theo quy định.

Mặc dù vậy, trong việc thể hiện thông tin về giá vé trên website, các hãng chưa thể hiện đồng nhất và có nội dung khoản thu dễ gây hiểu lầm về cách gọi/đặt tên, dẫn đến hành khách không nắm rõ chi tiết về các khoản phải trả trong tổng giá vé phải thanh toán.

Cùng với việc triển khai đoàn kiểm tra tại các hãng hàng không và đại lý, Cục Hàng không Việt Nam cũng đề nghị các cá nhân, tổ chức, khách hàng thấy mình đã mua vé máy bay giá cao so với quy định thì gửi thông tin tới Cục qua hòm thư điện tử.

Tính đến ngày 10/5, Cục đã nhận được 11 thông tin phản ánh của hành khách (gửi thư điện tử) về việc mua vé giá cao. Kết quả kiểm tra, không trường hợp nào có tình trạng vé bán vượt khung giá theo quy định.

分享到: