【tỷ số banh hôm nay】Thị trường hàng hóa ngày 10/8: Lực mua quay trở lại toàn thị trường
Thị trường hàng hóa ngày 5/8: Diễn biến trái chiều,ịtrườnghànghóangàyLựcmuaquaytrởlạitoànthịtrườtỷ số banh hôm nay lực mua mạnh lên Thị trường hàng hóa ngày 8/8: Các mặt hàng xăng dầu lao dốc mạnh Thị trường hàng hóa ngày 9/8: Diễn biến trái chiều, chờ thông tin đột phá |
Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam, lực mua quay trở lại đã kéo chỉ số MXV-Index đảo chiều tăng 1,26% lên mức 2.583 điểm. Tuy sắc xanh đã quay trở lại bảng giá, nhưng dòng tiền đầu tư có sự suy yếu thể hiện tâm lý thận trong của nhà đầu tư trong nước trước những biến động liên tục của thị trường. Theo số liệu từ Khối Quản lý Giao dịch MXV, giá trị giao dịch toàn Sở giảm gần 10% trong ngày hôm qua, xuống mức 3.500 tỷ đồng.
Nông sản và Năng lượng tiếp tục là hai nhóm hàng hóa dẫn dắt xu hướng của toàn thị trường. 6 trên tổng số 7 mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên Sở Chicago đồng loạt tăng giá. Trong khi đó, thị trường Năng lượng chứng kiến mức phục hồi tương đối mạnh của giá Khí tự nhiên sau 3 ngày giảm liên tiếp.
Giá nông sản tăng do lo ngại hạn hán đối với mùa vụ tại Mỹ
Ngày giao dịch hôm nay, cả ba mặt hàng nhóm đậu tương đều có sắc xanh. Cuộc khảo sát của công ty tư vấn Safras & Mercado cho thấy, doanh số bán hàng đậu tương niên vụ 21/22 của Brazil sụt giảm trong tháng 07. Cụ thể, tính đến 05/08, nông dân nước này mới chỉ bán 100,5 triệu tấn đậu tương niên vụ 21/22, chiếm 79,9% tổng sản lượng ước tính cả vụ.
Tỉ lệ bán hàng trên đều thấp hơn so với mức 81,9% cùng kỳ niên vụ trước và 82,6% trung bình 5 năm. Sự biến động của giá đậu tương trên Sở Chicago cũng như của tỷ giá hối đoái đã khiến việc bán hàng trong giai đoạn này trở nên bất lợi đối với nông dân Brazil và nhiều người bán thậm chí đã hủy đơn hàng. Điều đó sẽ tạo cơ hội để Mỹ có thể xuất khẩu nhiều đậu tương hơn và hỗ trợ cho giá.
Đối với khô đậu tương, đây là mặt hàng tăng mạnh nhất cả nhóm với mức tăng gần 3%. Nhu cầu nhập khẩu của EU để sản xuất TĂCN tiếp tục tăng lên trong tuần này là yếu tố hỗ trợ cho giá. Trong khi đó, dầu đậu tương diễn biến khá giằng co trong phiên hôm qua, nhưng vẫn đóng cửa trong sắc xanh. Abiove dự báo Brazil sẽ xuất khẩu 2,15 triệu tấn dầu đậu tương trong năm nay đã hạn chế đà tăng của giá.
Cùng với đó, giá ngô đóng cửa với mức tăng mạnh hơn 1% do những số liệu trong báo cáo Crop Progress - Tiến độ mùa vụ của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Cụ thể, tỉ lệ ngô đạt chất lượng tốt - tuyệt vời đã giảm trở lại xuống còn 58%, từ mức 61% trong báo cáo trước và thấp hơn 2% so với dự đoán của các nhà phân tích.
Đây cũng là mức chất lượng thấp thứ 2 trong cùng giai đoạn kể từ năm 2012. Số liệu kém khả quan trong báo cáo lần này cũng cho thấy lượng mưa ở phía đông nam vẫn không đủ để bù đắp thiệt hại do khô hạn kéo dài ở đồng bằng phía bắc. Thông tin trên đã khiến giá ngô nhảy vọt lên ngay khi vừa mở cửa và duy trì đà tăng cho tới cuối phiên.
Mặc dù cũng có trong sắc xanh nhưng mức tăng của lúa mì lại có phần khiêm tốn hơn. Diện tích lúa mì vụ xuân được đánh giá tốt - tuyệt vời chỉ đạt 64%, thấp hơn 6% so với kỳ vọng trước báo cáo của các nhà phân tích là yếu tố đã hỗ trợ cho giá. Mặt khác, hoạt động xuất khẩu vẫn đang hồi phục thuận lợi đã hạn chế đà tăng của lúa mì. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, có thêm 2 tàu chở ngũ cốc được phép rời cảng Chornomorsk của Ukraine trong hôm nay.
Nguồn cung từ Nga vẫn đảm bảo, giá dầu quay đầu giảm nhẹ
Trên thị trường năng lượng, hợp đồng dầu thô WTI kỳ hạn tháng 8 giảm 0,29% về 90,50 USD/thùng, hợp đồng dầu thô Brent kỳ hạn tháng 10 giảm 0,35% về 96,31 USD/thùng.
Diễn biến giá phản ánh sự giằng co trong bối cảnh thị trường xuất hiện rất nhiều tin tức mới. Công ty điều hành đường ống dẫn dầu của Nga, Transneft PJSC cho biết, dòng chảy dầu thô của Nga chảy qua Ukraine đến Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc bị tạm dừng do các lệnh trừng phạt ngăn cản việc thanh toán phí vận chuyển. Các dòng chảy dọc theo tuyến đường phía nam của đường ống Druzhba qua Ukraine đã bị ảnh hưởng, trong khi tuyến phía bắc phục vụ Ba Lan và Đức không bị gián đoạn. Dữ liệu của Transneft cho thấy, khu vực bị gián đoạn thường vận chuyển khoảng 250.000 thùng/ngày.
Dầu thô mở cửa tăng giá do các nhà đầu tư kỳ vọng tình trạng nguồn cung bị thắt chặt sẽ nghiêm trọng hơn, tuy nhiên giá đảo chiều sau đó khi dòng chảy dầu dự kiến sẽ phục hồi và tiếp tục hoạt động bình thường trong vài ngày tới.
Thông tin gián đoạn dòng chảy dầu của Nga là cho thấy thị trường vẫn đang vật lộn với sự mong manh của nguồn cung. Ngoài ra, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng hạ dự báo sản lượng dầu của Mỹ trong năm nay, về mức trung bình 11,86 triệu thùng/ngày, mức dự báo thấp nhất kể từ báo cáo hồi tháng 1.
Tuy nhiên, những tin tức này không đủ để hỗ trợ bởi giá dầu vẫn chịu sức ép bán do những lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. EIA cũng dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu toàn cầu tăng 2,1 triệu thùng/ngày trong năm nay và năm tới, nhưng cũng cảnh báo rằng suy thoái có thể ảnh hưởng đến tiêu thụ dầu. Ngoài ra, sản lượng của Mỹ được dự báo vẫn đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2023 là 12,7 triệu thùng/ngày, vượt mức kỷ lục hiện tại là 12,3 triệu được thiết lập vào năm 2019.
Sức ép kép từ việc nguồn cung được cải thiện trong năm tới trong khi nhu cầu tiêu thụ có thể giảm vì nguy cơ suy thoái kinh tế khiến cho sức mua trên thị trường dầu vẫn còn rất yếu. Ngoài ra, sự suy yếu trên thị trường chứng khoán trong phiên hôm qua cũng hạn chế đà phục hồi của giá dầu.
Trong sáng nay 10/08, báo cáo thống kê của Viện Dầu khí Mỹ (API) tiếp tục cho thấy tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ tăng 2,2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 05/08. Dù không gây tác động mạnh như báo cáo của EIA, nhưng số liệu này có thể gây sức ép lên giá dầu trong phiên sáng.
Chênh lệch giá giữa dầu Brent và WTI
Hiện tại, khoảng chênh lệch giá giữa hai hợp đồng dầu thô được giao dịch nhiều nhất thế giới là WTI và Brent đã mở rộng lên gần 6 USD/thùng. Tùy vào từng thời điểm mức chênh lệch của 2 mặt hàng này khác nhau do các yếu tố cung cầu, địa chính trị, thời tiết. Năm 2021, trong bối cảnh thị trường dầu không có nhiều biến động, hợp đồng kỳ hạn của WTI và Brent được giao dịch ở mức chênh lệch giá chỉ khoảng 2 - 3 USD. Tuy nhiên, xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine xảy ra vào cuối tháng 2/2022 dẫn đến sự mất cân bằng trên thị trường dầu, đã đẩy mức chênh lệch giá lên trên 4 USD/thùng.
MXV nhận định, chênh lệch giữa giá dầu WTI và Brent ước tính sẽ ở mức trung bình khoảng 4 - 5 USD/thùng vào quý IV năm nay, trong bối cảnh nguồn cung dầu thô của Mỹ khó có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, mức chênh lệch cao này sẽ thúc đẩy xuất khẩu dầu của Mỹ khi mà EU cắt giảm đến 90% nhập khẩu đối với dầu của Nga vào cuối năm.