当前位置:首页 > World Cup

【kết quả tigres uanl】Doanh nghiệp công nghệ cần phải làm gì để tồn tại trên sân nhà?

Nhiều doanh nghiệp cho rằng,ệpcôngnghệcầnphảilàmgìđểtồntạitrênsânnhàkết quả tigres uanl đây là cơ hội tốt và doanh nghiệp công nghệ Việt hoàn toàn có thể làm chủ cuộc chơi.

công nghệ thông tin
Việc phát triển công nghệ 4G và 5G của các nhà mạng đang được Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ rất tích cực. Ảnh: HT

Cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam

Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển của mình, ông Phạm Hải Văn - Giám đốc khu vực miền Bắc của Công ty Haravan cho biết, trước khi đi vào hoạt động sản xuất phần mềm, công ty đã tìm hiểu những sản phẩm công nghệ của các nước trên thế giới đưa vào Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài đưa các sản phẩm vào Việt Nam không hề dễ dàng, vì mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và các nước trên thế giới là khác nhau.

“Qua nghiên cứu các mô hình đã áp dụng khoa học công nghệ của nước ngoài vào Việt Nam thì thấy rằng, chỉ có những doanh nghiệp, tập đoàn với doanh thu rất lớn mới có thể tiếp nhận và áp dụng được công nghệ của nước ngoài. Vì chi phí để áp dụng công nghệ này là rất lớn, có thể lên đến hàng trăm nghìn, thậm trí cả triệu USD” - ông Văn nói.

Phấn đấu đến năm 2030 đạt 100.000 doanh nghiệp công nghệ

Đánh giá về sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tính đến hết năm 2018, các doanh nhiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ mà Bộ Thông tin và Truyền thông thống kê là trên 50.000 doanh nghiệp. Trong đó, những doanh nghiệp trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ (chưa tính đến các doanh nghiệp phân phối) là trên 30.000 doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực phần cứng, phần mềm, nội dung số.

Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp lớn như: Vingroup, Phenikaa… Có thể nói, qua đánh giá có thể thấy rằng, tiềm lực về phát triển công nghệ là rất mạnh mẽ.

“Do đó, mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu có khoảng 100.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ là hoàn toàn có thể đạt được” - bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông)nói.

Trước thực tế trên, ông Văn đặt vấn đề, với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đâu là giải pháp để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

“Để giải bài toán đó, đội ngũ phát triển của chúng tôi với mục tiêu nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt, với sứ mệnh giúp cho nền thương mại của Việt Nam phát triển, chúng tôi đã đưa ra các sản phẩm mà những doanh nghiệp có nhu cầu, từ đó dần mở rộng phạm vi cung cấp đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ” - ông Văn chia sẻ.

Do các sản phẩm công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp Việt với giá thành thấp hơn rất nhiều lần so với các doanh nghiệp nước ngoài, nên cơ hội đối với doanh nghiệp công nghệ là rất lớn.

“Nếu như trước đây các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam không thể nghĩ rằng có thể áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, thì với mức chi phí rất thấp so với mua các ứng dụng phần mềm của nước ngoài, họ đã sử dụng và hoạt động rất hiệu quả, không thua kém gì các ứng dụng công nghệ của nước ngoài. Đây là điều kiện rất thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có thể làm chủ cuộc chơi tại sân nhà” - ông Văn chia sẻ.

Nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ

Bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông đã sửa đổi, bổ sung về cơ chế chính sách có lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

“Chúng tôi đã giải quyết nhiều kiến nghị của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã đồng hành cùng Bộ Tài chính để giải quyết vấn đề này” - bà Hương nói.

Cũng theo bà Hương, cùng với việc hỗ trợ về chính sách, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ trong việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp mới ra nhập lĩnh vực công nghệ; ưu tiên các gói mua sắm của Chính phủ.

“Chúng tôi cũng đã tham mưu với Chính phủ ưu tiên các doanh nghiệp trong nước trong việc thực hiện các gói mua sắm máy móc liên quan đến công nghệ thông tin của Chính phủ. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo việc ưu tiên các sản phẩm công nghệ trong nước. Đây là việc làm hết sức thiết thực để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ phát triển” - bà Hương nói.

Ngoài ra, với chiến lược tăng tốc phát triển công nghệ 4G và đang cấp phép 5G, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng là một trong những cơ quan đi đầu trong việc tháo gỡ, hỗ trợ, đồng hành cùng với cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.

Đánh giá về cơ hội phát triển đối với các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng với tiềm lực và số lượng doanh nghiệp công nghệ hùng hậu như hiện nay, thì các doanh nghiệp công nghệ hoàn toàn có thể gánh vác được việc chuyển đổi số quốc gia mà Chính phủ đã giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông./.

HT

分享到: