【thứ hạng của rennes】Đồng bộ hạ tầng công nghệ để giải tỏa điểm nghẽn xuất nhập khẩu hàng hóa
Vẫn 2,Đồngbộhạtầngcôngnghệđểgiảitỏađiểmnghẽnxuấtnhậpkhẩuhànghóthứ hạng của rennes 3 bộ kiểm tra 1 mặt hàng
Bên lề hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) và tạo thuận lợi thương mại” được tổ chức ngày 24/7/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng - Phó Trưởng Ủy Ban chỉ đạo quốc gia về ASW, NSW cho biết: Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế với việc tham gia 10 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.
Năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta đã đạt 425 tỷ USD, gấp 1,9 lần giá trị GDP, do vậy việc phải cải cách các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại để thông quan hàng hóa xuyên biên giới là vô cùng quan trọng.
“Chính phủ đang coi đó như là một điểm nghẽn để tập trung tháo gỡ, thúc đẩy sản xuất trong nước, thúc đẩy kinh tế phát triển và đặc biệt là xuất nhập khẩu” - Bộ trưởng nói.
Chính phủ Việt Nam đã hoàn thiện một bước về thể chế thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại nhưng so với yêu cầu cần thực hiện còn lớn. Hiện nay, mới có 53/281 thủ tục hành chính của 11 bộ, ngành được đưa vào Cơ chế một cửa quốc gia. 4 năm qua mới giảm được 4.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành, từ 82.000 xuống còn 78.000 hàng hóa. Đây là điểm tắc rất lớn.
Đánh giá về những nỗ lực của Chính phủ, TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: Tuy còn cách mục tiêu đề ra khá xa, đồng thời cũng chưa thu hẹp được khoảng cách với thế giới song nỗ lực cải cách vừa qua của các cơ quan chức năng trong tạo thuận lợi thương mại vẫn xứng đáng được cộng đồng DN đánh giá cao.
Mặc dù vậy, nhìn vào thực tế, số lượng hàng hóa phải kiểm tra còn nhiều. Trong 4 năm chúng ta giảm được 4.000 mặt hàng là con số khá lớn nhưng điều quan trọng là Tổng cục Hải quan nên công khai danh mục này và thống kê các mặt hàng còn phải kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành nào, từ đó rà soát, tìm giải pháp hợp lý, nếu không sẽ không đánh giá chính xác được. Ngoài ra, bên cạnh việc thống kê số mặt hàng được giảm bớt thì cũng phải làm rõ trong 4 năm, có bao nhiêu mặt hàng khác tham gia vào danh mục này.
Ông Cung chỉ ra một bất cập nữa là vẫn còn hiện tượng trùng lặp trong kiểm tra chuyên ngành, số mặt hàng chịu sự kiểm tra của 2 bộ, 3 bộ chiếm tới 50%. Hoặc trong 1 bộ, một mặt hàng có thể phải chịu sự kiểm tra của 2 đến 3 đơn vị. Điều này cần phải nhanh chóng được thay đổi.
Một lý do được các bộ đưa ra là có nhiều văn bản quy định, ví dụ như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhiều nhất là 100 văn bản, Bộ Công thương khoảng 30 văn bản,... “Khi yêu cầu các bộ sửa đổi thông tư, các bộ thường nói không thay đổi được vì đã quy định trong Luật, nhưng lại không kiến nghị sửa đổi luật.
Cũng theo vị này, NSW thực tế kết nối rất ít mà chỉ kết nối các thủ tục ít người sử dụng, còn thủ tục nhiều người sử dụng thì không kết nối. Cổng Thông tin cũng mới chỉ kết nối giữa các bộ chưa phải kết nối các bên có liên quan.
Hoàn thiện pháp luật một cách tổng thể
Đưa ra giải pháp, đại diện CIEM kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp tổng thể, triệt để, cụ thể hơn để sửa đổi các quy định liên quan đến các vấn đề này từ Luật. Một số Thông tư cộng đồng DN kêu ca nhiều của Bộ Nông nghiệp về kiểm dịch động vật, thực vật cũng nên xem xét sửa đổi, giống như Bộ Công Thương đã làm đối với formandehit. Ngoài ra, khi chưa sửa đổi được Luật thì các bộ cũng nên sửa đổi các thông tư mà DN “kêu ca, phàn nàn” nhất là các quy định ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN.
“Nên đặt mục tiêu năm 2020 phải hoàn thành số hóa trong cổng thông tin một cửa. Đề nghị có bộ phận thư ký độc lập và thật mạnh để chỉ đạo công việc vì mang tính chất liên ngành, cải cách có thể có tác động rất lớn mà lâu nay chúng ta làm rất chậm và nhiệm kỳ này tôi hi vọng là chúng ta hoàn tất cải cách"- ông Cung đề xuất.
Về phía cơ quan chức năng, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay: Để thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ, từ năm 2014-2018, Bộ Tài chính đã tập trung đẩy mạnh hoàn hiện, cùng các bộ, ngành tập trung hoàn thiện thể chế pháp luật liên quan đến tạo thuận lợi thông quan hàng hóa. Thứ hai là tăng cường kết nối giữa các bộ, ngành với Tổng cục Hải quan để giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống hải quan điện tử. Thứ ba, các bộ, ngành phải tiếp tục cắt giảm số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, hiện còn 19%, mục tiêu Chính phủ đặt ra là xuống 10% hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành.
Cùng với đó là phải kết nối, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phải đồng bộ giữa Tổng cục Hải quan với các bộ, ngành. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng vì hiện nay Hải quan Việt Nam đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử đến 99% hàng hóa nhưng việc kết nối với các bộ, ngành chưa đồng bộ do hệ thống hạ tầng. Điều này gây ách tắc khó khăn cho DN trong xuất nhập khẩu hàng hóa.