Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn hoặc miễn thuế để cơ quan báo chí vượt qua khó khăn,ĐạibiểuQuốchộiCầnmiễnthuếthunhậpdoanhnghiệpchocáccơquanbáochídự định bóng đá làm tốt nhiệm vụ chính trị của mình.
Các nhà báo phỏng vấn Bệnh xá trưởng đảo Trường Sa về đảm bảo sức khỏe cho người dân vươn khơi bám biển.
Sáng nay (22/11), tiếp tục đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Theo dự thảo, Chính phủ đề xuất áp dụng thuế suất ưu đãi 15% (giảm 5% so với thuế suất phổ thông) đối với cơ quan báo chí từ hoạt động báo chí khác ngoài báo in. Riêng báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều cơ quan báo chí cho rằng mức giảm này chưa phù hợp và cần giảm thêm, nhất là trong bối cảnh hiện nay, kinh tế báo chí gặp rất nhiều khó khăn.
Bên lề Quốc hội, các đại biểu cho rằng cần phải tiếp tục đầu tư cho ngành báo chí, truyền thông một cách đầy đủ hơn cả về nguồn nhân lực và tài chính đồng thời Chính phủ cần phải xem xét giảm đến mức tối đa có thể về thuế.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh): Xem xét giảm đến mức tối đa có thể về thuế
Trong quá trình xây dựng bảo vệ phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng Báo chí cách mạng Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng để góp phần tuyên truyền các chính sách, Nghị quyết của Đảng cũng như các chính sách pháp luật của nhà nước đến nhân dân. Trong thời gian qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã làm được rất nhiều việc có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa được những thông tin về đường lối chính sách để người dân hiểu và thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Tuyên truyền cũng như giới thiệu được những tấm gương sáng cho cộng đồng đồng thời báo chí đã đấu tranh và phản bác các luận điệu xuyên tạc từ phe đối địch. Cùng với đó, lực lượng phóng viên báo chí, truyền thông, truyền hình đã góp phần trong công tác phòng chống tham nhũng lãng phí tiêu cực, giúp ngân sách nhà nước tăng nguồn thu từ các vụ án đó.
Do đó, tôi nghĩ rằng, chúng ta cần phải tiếp tục đầu tư cho ngành báo chí, truyền thông một cách đầy đủ hơn cả về nguồn nhân lực và tài chính.
Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, ngành báo chí truyền thông đã bị ảnh hưởng rất lớn về quảng cáo. Nhất là từ khi đại dịch COVID-19 và sự phát triển của thời đại kỹ thuật số, nguồn thu truyền thống của các cơ quan báo chí đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Do đó, để ngành báo chí truyền thông phát triển tốt, Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn về trang thiết bị và nguồn nhân lực. Chính phủ cần có chính sách về tài khóa, thuế, ngân sách ưu đãi nhất dành cho ngành này.
Đặc biệt, cần phải xem xét giảm đến mức tối đa có thể về thuế. Thay vì giảm từ 20% xuống 15%, có thể giảm trong thời gian 5-10 năm để lực lượng báo chí và các đơn vị có điều kiện để đầu tư vào công nghệ và nguồn nhân lực để làm tốt hơn công tác tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước đến với nhân dân. Đó là phương tiện sắc bén để chúng ta đấu tranh phòng chống thông tin sai lệch.
Còn đối với các đơn vị báo chí tự thu, tự chi có tính chất tự chủ, tôi nghĩ rằng bản thân các cơ quan báo chí truyền thông cũng đã nỗ lực rất nhiều trong việc đáp ứng khoản thu chi của mình. Tuy nhiên, chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư vật chất máy móc hiện đại cho các cơ quan này. Nhất là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư và việc thuế là việc chúng ta cần phải xem xét để giảm đến mức tối đa.
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Quốc hội (đoàn đại biểu Quốc hội Phú Yên): Giảm thuế với tất cả doanh thu cơ quan báo chí
Theo tôi giảm thuế với báo chí về cùng mức 10%, do đây không phải lĩnh vực kinh doanh, mà phục vụ chính trị, làm nhiệm vụ truyền thông nên cần sự hỗ trợ, ưu đãi phù hợp.
Tách báo in 10%, các báo chí khác 15% là bất hợp lý, vì thu và phát hành báo in hiện nay rất thấp. Hiện hầu như không còn sạp báo tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi trước đây rất nhiều. Tất cả chuyển sang các nền tảng khác, như báo điện tử, kể cả truyền hình cũng chuyển sang nền tảng số như xem trên YouTube…
Hiện chuyển đổi số của cơ quan báo đang diễn ra quyết liệt. Muốn chuyển đổi số cần đầu tư nguồn lực, con người, công nghệ rất lớn. Do đó, nếu ưu đãi thuế 10% cũng không có nhiều ý nghĩa. Đã ưu đãi thì nên ưu đãi xứng tầm, thể hiện rõ chính sách quan tâm tới báo chí.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp): Hỗ trợ cho các cơ quan báo chí là rất cần thiết
Tôi nghĩ đây là một sự giảm cần thiết trong bối cảnh mà báo chí phải cạnh tranh với nhau. Cho nên, đời sống của biên tập viên, phóng viên gặp nhiều khó khăn. Trong khi rất nhiều khoản khác mà các cá nhân phải lo, thu nhập thấp thì rất khó để chi trả cho gia đình.
Tôi thấy cần phải giảm xuống nữa, vì thu nhập của nghề báo đang rất thấp. Hiện, các cơ quan báo chí cũng không nhiều, vì vậy, tổng mức thuế đóng cũng không bằng các ngành, nghề khác. Trong khi báo chí là kênh tuyên truyền của Nhà nước đến với người dân mà mức thuế các cơ quan báo chí đang phải đóng như vậy là rất cao.
Không những thế, hiện nay, báo chí đang phải cạnh tranh rất nhiều với các trang mạng xã hội khác. Đặc biệt là quảng cáo trên mạng xã hội. Còn đối với các cơ quan báo chí Nhà nước cũng quảng cáo nhưng phải theo quy định của Chính phủ. Mà thường những quảng cáo trên mạng xã hội sẽ thu hút hơn là quảng cáo của báo chí truyền thống.
Cho nên, tôi nghĩ chính sách nhà nước hỗ trợ cho các cơ quan báo chí là rất cần thiết, đặc biệt cần phải có thêm chính sách về hình ảnh quảng cáo, cần phải có những ưu tiên trong giờ vàng, giờ cao điểm, những trang nhất trên báo in. Vì hiện nay các cơ quan báo chí đều tự cung tự cấp mà thu nhiều thì mới chi được nhiều. Thu ít thì sẽ rất dễ dẫn đến tiêu cực. Vì vậy, chính sách nhà nước hỗ trợ cho các cơ quan báo chí là rất cần thiết./.
Theo TTXVN