Các bệnh viện từng tiếp nhận không ít trường hợp trẻ bị biến chứng do dùng thuốc xịt mũi họng chứa corticoid liên tục. Điển hình như bé N.T.H (10 tuổi) đi khám do bị viêm mũi,ácsĩcảnbáothóiquenxấunhiềuchamẹViệtlàmchoconkhitrờihanhkhôbảng xếp hạng china league 1 ngạt mũi dài ngày. BSCKI Nguyễn Thị Sơn - Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh), cho biết bé H. có gương mặt cushing (tròn, đỏ, sưng húp), chân tay rậm lông, chẩn đoán suy tuyến thượng thận do dùng thuốc xịt tai mũi họng có corticoid dài ngày không theo hướng dẫn. Một trường hợp khác là bé H.N, 7 tuổi, được bố mẹ đưa đi khám tại một bệnh viện ở Hà Nội vì nhiều tháng nay ria mép rậm hơn, mặt bỗng phính tròn không do tăng cân. Kể về tiền sử dùng thuốc, gia đình cho biết nửa năm nay chỉ cho bé dùng thuốc xịt mũi. Ban đầu vì bé hay ngạt mũi, sổ mũi, dùng xịt xong thấy hiệu quả rõ rệt nên coi đây là "thần dược". Đến mức, khi trời mới hanh khô, dự đoán con dễ sổ mũi ngạt mũi, bố mẹ bé liền cho con dùng để... dự phòng. Tỉnh táo với thuốc xịt mũi, nhỏ mũi Thuốc kháng sinh nhỏ mũi thường là các kháng sinh nhóm Aminoglycosid (như Neomycin sulfat, Tobramycin) hay Quinolon (như Moxifloxacin), ngoài kháng sinh thường chứa các thành phần chống viêm, giảm phù nề, giảm sung huyết. Thuốc kháng sinh tại chỗ có thể hấp thu qua niêm mạc mũi vào máu với nồng độ thấp, nên trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm chỉ cần một lượng nhỏ có thể gây ngộ độc ốc tai - tiền đình gây điếc; dùng kéo dài có thể gây kháng thuốc. Các loại thuốc nhỏ mũi thông thường giúp trẻ dễ thở, giảm sung huyết, giảm chảy nước mũi thường chứa thành phần là các chất co mạch như Naphazolin, Xylometazolin, Ephedrin, Oxymetazolin…, thường chỉ dùng trong 5-7 ngày. Tuy nhiên, các thuốc trên có những loại chống chỉ định với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, hoặc phải sử dụng hàm lượng thấp tùy độ tuổi. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi, tác dụng gây co mạch của các thuốc trên không chỉ ở niêm mạc mũi mà có thể gây co mạch toàn thân gây tím tái, vã mồ hôi, choáng… rất nguy hiểm. Khi nào nên rửa mũi, xịt mũi bằng nước muối sinh lý? Nhiều gia đình có thói quen dùng nước muối sinh lý rửa mũi hằng ngày cho cả nhà bất kể có đang sổ mũi, ngạt mũi hay không. PGS.TS Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết nước muối sinh lý 0,9% hay nước muối biển là dung dịch dùng để rửa, vệ sinh mũi họng, không phải là thuốc. Tuy nhiên, bản thân mũi họng có dịch tự nhiên đủ để bôi trơn niêm mạc và ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi mà không cần đến nước muối sinh lý. Vì thế, các bác sĩ khuyên không nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi nhiều lần trong ngày khi không viêm nhiễm, không ngạt mũi hay sổ mũi. Việc này khiến mũi mất đi dịch tiết tự nhiên, mất đi lớp bảo vệ niêm mạc, dễ gây kích ứng mũi, ảnh hưởng tới niêm mạc mũi, khô mũi, thậm chí dễ gây nên viêm nhiễm mạn tính. Nước muối sinh lý 0,9% hay nước muối biển thực sự tốt khi mũi có tình trạng xuất tiết ngạt, chảy nước mũi nhiều. Sử dụng trong trường hợp này giúp vệ sinh mũi bảo đảm sự thông thoáng của mũi. Cũng có thể vệ sinh mũi sau khi đi xa, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, không nên dùng nước muối sinh lý hằng ngày. Bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khuyên khi ngạt mũi nhiều, có thể dùng nước muối ưu trương (nồng độ lớn hơn 0,9%) để nhỏ mũi, làm cuốn mũi co lại giúp dễ thở, sau đó vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý 0,9%. Tuy nhiên, không dùng nước muối ưu trương quá 7 ngày liên tục vì có thể tổn thương niêm mạc mũi cho trẻ. Bên cạnh việc sử dụng thuốc phải có ý kiến bác sĩ, cha mẹ cần tăng cường chế độ dinh dưỡng và giữ môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, kín gió, ấm vào mùa đông. Có thể dùng máy tạo hơi ẩm không khí giúp trẻ giảm khô mũi, giảm cơn khò khè trong mùa đông. Bị côn trùng đốt, dấu hiệu khiến bạn phải đưa trẻ đến đến viện ngay“Sau khi trẻ bị côn trùng đốt, không quá phổ biến nhưng phản ứng dị ứng nặng kéo theo sốc phản vệ có thể xảy ra. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, dễ đe dọa đến tính mạng người bệnh”, TS.BS Khánh cho biết. |