Sự kiện do Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì,ảicáchtàichínhytếvìsứckhỏecộngđồtwente – feyenoord đã thu hút hơn 200 đại biểu trong và ngoài nước thuộc 21 nền kinh tế thành viên APEC, đại diện các tổ chức quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới…
Phát biểu chào mừng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ mang đến nhiều cơ hội và cả những thách thức to lớn cho con người, đặc biệt trong vấn đề sức khỏe. Thực tiễn trên đang đặt ra yêu cầu cho các nền kinh tế thành viên APEC và Việt Nam là phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính về y tế để giải quyết nhiều thách thức.
Đó là phải đảm bảo bảo hiểm được bao phủ toàn dân với nhiều gói dịch vụ khác nhau; thay đổi cách chi tiêu trong y tế, chuyển dần từ khám bệnh, chữa bệnh sang dự phòng; giảm bớt lạm dụng các phương tiện kỹ thuật; lạm dụng thuốc; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển các cơ sở chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là các cơ sở dưỡng lão để đón trước xu thế già hóa dân số.
Trong phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, bao phủ y tế toàn dân là một mục tiêu cụ thể trong các mục tiêu phát triển bền vững, cũng là mục tiêu nền tảng kết hợp các chương trình hành động cho sức khỏe và phát triển. Mỗi nền kinh tế APEC cần xem xét bối cảnh xã hội, kinh tế, chính trị, lịch sử và văn hóa để xác định phương pháp hiệu quả nhất để đảm bảo mọi người dân và cộng đồng được sử dụng các dịch vụ chất lượng mà không gặp khó khăn về tài chính.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, giống như nhiều nền kinh tế đang phát triển của APEC, Việt Nam phải đối mặt với các vấn đề về tài chính y tế, vì thế việc kêu gọi bao phủ y tế toàn dân dựa trên nguyên tắc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cần có các đối thoại chính sách về cải cách tài chính y tế để xây dựng hệ thống y tế công bằng và hiệu quả hơn.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ chuyển trọng tâm và các nguồn lực sang các tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu để cung cấp cho người dân dịch vụ y tế cộng đồng, thiết yếu có tính tiếp cận an toàn, hiệu quả và khả năng chi trả. Việt Nam mong muốn nhận được sự chia sẻ từ các Bộ trưởng Y tế APEC về quan điểm, kinh nghiệm về cải cách tài chính y tế cho cộng đồng, đặc biệt là về chính sách và môi trường pháp lý để tạo điều kiện cho cải cách tại các quốc gia của họ.
Nhóm chỉ đạo thương mại điện tử họp bàn các điều kiện về tăng cường hợp tác. Ảnh ĐD |
Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận các nội dung: Những thách thức cơ bản trong việc huy động đủ nguồn ngân sách công cho y tế và các chiến lược sử dụng ngân sách một cách hiệu quả; đo lường lợi ích của đầu tư công trong y tế để các nền kinh tế APEC ưu tiên cho y tế trong tổng ngân sách của chính phủ; phát hiện và khai thác các sáng kiến mở rộng, tiếp cận với các dịch vụ y tế công và tư theo cách bền vững…
Các đại biểu cũng chia sẻ, rút kinh nghiệm từ triển khai Chương trình phát triển bền vững tại các thành viên như Việt Nam, Trung Quốc, Philippines; chia sẻ các sáng kiến và quan hệ đối tác đang được tiến hành để đạt được các mục tiêu Vì một châu Á - Thái Bình Dương khỏe mạnh năm 2020, đồng thời mở ra những gợi ý thiết thực cho các nhà hoạch định chính sách về quan hệ giữa y tế và kinh tế, nâng cao vai trò của tài chính y tế đối với mỗi thành viên APEC.
Được biết, ngoài việc khai mạc Cuộc họp cao cấp lần thứ 7 về y tế và kinh tế, ngày làm việc thứ 6 của SOM 3 còn diễn ra một loạt hội thảo bàn về áp dụng các chuẩn dữ liệu toàn cầu đối với chuỗi cung ứng, tìm hiểu các lựa chọn cho tương lai hợp tác trong thực tiễn quản lý hàng hóa, chia sẻ kinh nghiệm quản lý hóa chất, cơ hội và thách thức nhằm thương mại hóa về quyền đối với giống cây trồng cho các nền kinh tế đang phát triển và các SME, phương pháp xếp hạng theo hệ thống đèn hiệu giao thông, các tiêu chuẩn quảng cáo…
Bên cạnh đó là các buổi nhóm họp của Liên minh APEC về kết nối chuỗi cung ứng, nhóm chỉ đạo về thương mại điện tử, về dịch vụ, nhóm công tác về di chuyển doanh nhân…/.
Đỗ Doãn