(HG) - Ngày 23 - 9,ẤnĐộhỗtrợdựntừquỹtcđộngnhanhchotỉnhvngĐkết quả.bóng đá tại thành phố Cần Thơ, Bộ Ngoại giao tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ triển khai các dự án từ quỹ tác động nhanh (QIP) do Chính phủ Ấn Độ tài trợ cho 4 tỉnh vùng ĐBSCL, gồm: Hậu Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Tiền Giang. Tham dự lễ ký kết có đại diện lãnh đạo Vụ Tổng hợp kinh tế - Bộ Ngoại giao; ông Pranay Verma, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam; ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự nước Cộng hòa Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh; đại diện tỉnh Hậu Giang có ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các địa phương có dự án được hỗ trợ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên (bìa phải) ký kết bản ghi nhớ với Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh về việc hỗ trợ Hậu Giang thực hiện 2 dự án ứng phó biến đổi khí hậu. Ảnh: HỮU PHƯỚC Tại buổi lễ, ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo 4 tỉnh đã tiến hành ký kết 7 biên bản ghi nhớ đầu tư 7 dự án liên quan đến hoạt động quản lý tài nguyên nước và cơ sở hạ tầng đa dạng như thu hoạch nước mưa, hồ chứa nước, đường ống cấp nước sạch, mô hình tưới tiêu mới để ngăn chặn hạn hán và xâm nhập mặn,… với tổng số vốn hỗ trợ là 350.000 USD. Riêng tại tỉnh Hậu Giang sẽ có 2 dự án được thực hiện, gồm: Dự án xây dựng mô hình thủy lợi, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước áp dụng công nghệ 4.0 trong phòng chống hạn hán, mặn xâm nhập tại huyện Châu Thành và Dự án hỗ trợ, cung cấp nước sạch cho Nhân dân ở vùng hạn hán, mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh, với tổng nguồn vốn là 100.000 USD (tương đương 2,4 tỉ đồng). Theo đó, các viện trợ không hoàn lại trong chương trình dự án tác động nhanh đang được Chính phủ Ấn Độ thực hiện trong khuôn khổ hợp tác sông Mêkong - sông Hằng khởi động từ năm 2000 nhằm hướng đến các lợi ích kinh tế - xã hội trực tiếp cho cộng đồng người dân tại các khu vực còn gặp nhiều khó khăn thông qua dự án ngắn hạn. Bảy dự án vừa được ký kết trên nằm trong số 26 dự án tác động nhanh do Ấn Độ hỗ trợ tại 22 tỉnh, thành của Việt Nam, trong đó 13 dự án đã được hoàn thành và 12 dự án mới sẽ được triển khai trong năm 2020-2021. Lãnh đạo các địa phương được hỗ trợ dự án tại vùng ĐBSCL chụp ảnh lưu niệm cùng đại sứ, lãnh sự Ấn Độ. Phát biểu tại lễ ký kết, Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma xác định hợp tác phát triển là trụ cột quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Ấn Độ và Việt Nam. Ấn Độ quan tâm nhiều đến những tác động của hạn hán, mặn xâm nhập đối với các khu vực bị ảnh hưởng tại Việt Nam và mong muốn giúp các khu vực có được giải pháp thích ứng hiệu quả. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng quan tâm nhiều đến việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ lĩnh vực này và Ấn Độ cũng có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp về việc phát triển nguồn nhân lực với Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL tại thành phố Cần Thơ. HỮU PHƯỚC |