【bảng xếp tay ban nha】Cuộc đua ngành điện năm 2020: Những siêu dự án tỷ đô xuất hiện
Cuộc đua ngành điện năm 2020: Những siêu dự án tỷ đô xuất hiện
TheộcđuangànhđiệnnămNhữngsiêudựántỷđôxuấthiệbảng xếp tay ban nhao Người đồng hành
Nhờ dư địa tăng trưởng cao cùng nhiều ưu đãi, thị trường năng lượng sạch tại Việt Nam thu hút nhiều tay chơi lớn tham gia. Hàng loạt dự án tỷ đô về điện mặt trời, điện gió và điện khí LNG đã được đề xuất đầu tư trong năm vừa qua.
Mức tiêu thụ điện của Việt Nam đang tăng nhanh bởi quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện năng giai đoạn 2021-2025.
Tập đoàn VinaCapitalước tính Việt Nam có khả năng thiếu điện vào năm sau với mức khoảng 6 triệu MWh và thiếu 15 triệu MWh vào năm 2023, tương đương với 10% nhu cầu điện năng quốc gia. Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cũng dự báo tình trạng thiếu điện tương tự cho giai đoạn 2021-2025.
Bộ Công Thương tính toán trong giai đoạn 2021-2030, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện là 133,3 tỷ USD; giai đoạn 2031-2045 cần 184,1 tỷ USD. Do đó để cân bằng cung cầu đến 2030, Việt Nam sẽ cần đầu tư 150 tỷ USD cho ngành năng lượng và đây sẽ là cơ hội cho ngành phát triển mạnh.
Trước nguy cơ thiếu điện, Bộ Công Thương tham mưu trình Chính phủ một số giải pháp như bổ sung các nguồn điện gió, điện mặt trờivào vận hành giai đoạn 2021-2025, bổ sung thêm các nguồn điện khí sử dụng LNG, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào…
Nhằm khuyến khích phát triển ngành điện, Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ như ưu đãi giá mua điện mặt trời hòa lưới trước 30/6/2019 là 9,35 cent/kWh và 7,09 cent/kWh trước năm 2021, ưu đãi giá mua điện gió trong đất liên 8,5cent/kWh đối với nhà máy vận hành đến hết tháng 10/2021…Cùng với ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế sử dụng đất đang tạo nên một “bữa tiệc năng lượng” ở Việt Nam.
Các đại dự án điện tái tạo ra đời, tỷ suất lợi nhuận cao ngất ngưỡng
Nhờ dư địa tăng trưởng cao cùng ưu đãi, thị trường năng lượng sạchtại Việt Nam thu hút nhiều tay chơi lớn đổ xổ làm điện tái tạo như BIM Group, Trung Nam Group, TTVN Group, Xuận Thiện, Hưng Hải Group, Bamboo Capital, Sao Mai… Các đại gia năng lượng nước ngoài (Thái Lan, Mỹ…) cũng đã tham dự vào “bữa tiệc” năng lượng này.
Dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp giai đoạn I công suất hơn 830 MWp (tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng), vừa đóng điện thành vào giữa tháng 11 và là dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á. Tập đoàn Xuân Thiện đang tiếp tục đầu tư giai đoạn II với công suất gần 1.970MWp.
Trước đó, nhà máy Trung Nam Thuận Nam với công suất 630 MWp, tổng mức đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng cũng được xem là dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á vào thời điểm hòa lưới điện giữa tháng 10.
Một số dự án lớn đang được triển khai như tổ hợp Thiên Tân Solar Ninh Thuận với tổng công suất 1.000 MW và vốn đầu tư 2 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1 công suất 50 MW đã hòa lưới vào giữa tháng 3. Dự án tổ hợp điện mặt trời Lộc Ninh 1-5 do Hưng Hải Group đang triển khai với quy mô 800MWp.
Tổ hợp Dầu Tiếng 1-3 quy mô 600MWp thuộc B.Grimm và Xuân Cầu. Công ty Tân Việt Bắc Ban Mê đề xuất 2 dự án điện mặt trời J’lơi và Ea Bung với tổng công suất 2.500 MWp. Sao Mai Group nghiên cứu dự án Solar Đăk Nông có vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng, công suất 875 MWp…
Hoạt động đầu tư vào điện gió cũng tăng nóng với hàng loạt dự án khủng. Bình Định có dự án lớn đang khảo sát là điện gió ngoài khơi La Gàn quy mô 10 tỷ USD, công suất 3,5 GW do liên doanh dẫn đầu bởi Copenhagen Infrastructure Partners đề xuất. Tập đoàn PNE (Đức) đang nghiên cứu tiền khả thi dự án nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định với tổng công suất 2.000 MW, vốn đầu tư 4,8 tỷ USD
Tại Bình Thuận, Enterprize Energy (Anh quốc) đề xuất dự án Thăng Long Wind công suất 3.400 MW, tổng vốn 11,9 tỷ USD. Công ty HLP Invest xin khảo sát dự án Biển Cổ Thạch với tổng suất 2.000 MW….
Nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán cũng nhảy vào cuộc chạy đua điện tái tạonhư Cơ điện lạnh (HoSE: REE) đặt mục tiêu có tổng công suất 1 GW, Tập đoàn Sao Mai (HoSE: ASM) và Bamboo Capital (HoSE: BCG) liên tục có dự án mới hàng trăm MWp. Thậm chí các đơn vị ngoài ngành cũng muốn làm điện mặt trời như Dệt may Huế, Sách Giáo dục tại TP HCM, Bảo vệ Thực vật Sài Gòn…
Hoạt động đầu tư năng lượng tái tạolà lĩnh vực kinh doanh đang đem lại tỷ suất sinh lời cao. Báo cáo năm 2019, Điện Gia Lai (HoSE: GEG) có 5 nhà máy điện mặt trời đã vận hành trước tháng 6/2019 đạt tổng doanh thu đạt 678 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp (lợi nhuận gộp/doanh thu thuần) các nhà máy nằm trong khoảng 63-68%.
Tập đoàn Sao Mai mua lại công ty Điện mặt trời Europlast Long An có nhà máy 50MW và đã hòa lưới vào 10/6/2019. Công ty con này có doanh thu hơn 77 tỷ đồng năm ngoái; lợi nhuận sau thuế là 51,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất LNST/doanh thu đạt đến 67%.
Những siêu dự án tỷ đô điện khí LNG: Giá bán là trở ngại
Do các nhà máy điện than có lượng phát thải ra môi trường lớn, Chính phủ đang khuyến khích các dự án điện khí LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) để hướng đến các nguồn năng lượng thân thiện môi trường hơn. Nhờ đó, hàng loạt dự án điện khí tỷ đô xuất hiện.
UBND tỉnh Bạc Liêu cấp giấy phép đầu tư cho dự án Trung tâm Nhiệt điện LNG Bạc Liêu hồi đầu năm. Đây là dự án được thực hiện bởi Delta Offshore Energy (Singapore) với tổng công suất 3.200 MW và vốn đầu tư 4 tỷ USD. Trung tâm nhiệt điện này sẽ triển khai trong năm 2021 để tổ máy đầu tiên vận hành phát điện thương mại vào năm 2024 theo quy định tại Quy hoạch Điện VII điều chỉnh.
PV Power (HoSE: POW) đang đầu tư và đề xuất các dự án lớn như Trung tâm điện lực Vũng Áng 3 quy mô 3,5 tỷ USD liên doanh với đối tác Mỹ. PV Power còn đang triển khai việc đầu tư nhà máy LNG Nhơn Trạch 3&4 có tổng công suất khoảng 1.500 MW; xin làm chủ đầu tư các dự án Kiên Giang I&II có tổng công suất 1.500 MW và tổ hợp nhà máy Miền Trung I&II có công suất 1.500 MW.
Một số đơn vị khác cũng đề xuất những dự án lớn như VinaCapital dự kiến đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Long An vốn 3,1 tỷ USD, Tập đoàn Exxon Mobil đề xuất dự án khí LNG tại Hải Phòng với tổng mức đầu tư gần 5,1 tỷ USD, Genco3 dẫn đầu liên doanh đầu tư Trung tâm Điện lực Long Sơn (Vũng Tàu) có tổng mức đầu tư gần 3,8 tỷ USD. Hay các dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây (Huế) vốn 6 tỷ USD, Trung tâm điện lực LNG Cà Ná (Ninh Thuận) giai đoạn 1 có vốn đầu tư 49.000 tỷ đồng cho công suất 1.500 MW.…
Ngoài nhà máy, PV Gas đẩy mạnh đầu tư lớn cho các kho cảng LNG để cung cấp khí cho các đơn vị sản xuất điện. Tổng công ty khí này đã ký thỏa thuận phát triển Dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ với giá trị khoảng 1,4 tỷ USD nhằm phục vụ cho 2 nhà máy Sơn Mỹ 1 và Sơn Mỹ 2. PV Gas cũng đang đầu tư Kho cảng LNG Thị Vải với mức đầu tư 285 triệu USD trong giai đoạn 1, nhằm cung cấp khí cho nhà máy Nhơn Trạch 3&4.
Tính toán sơ bộ cho thấy có ít nhất hàng chục tỷ USD dự kiến đầu tư vào điện khí LNG. Trong bối cảnh quy hoạch điện VIII đang được xây dựng không bổ sung mới các dự án nhiệt điện than (chỉ thực hiện các dự án nhiệt điện than tại quy hoạch VI và VII điều chỉnh), điện khí LNG đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Tỷ trọng nhiệt điện khí trong bản dự thảo Quy hoạch điện VIII cũng tăng mạnh.
Điện khí được đánh giá là thân thiện với môi trường hơn điện than. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn về công nghệ hay nguồn vốn thì giá bán điện ở mức cao cũng là trở ngại chính, bởi giá thành phụ thuộc nhiều vào giá nguyên liệu khí đầu vào.
Ước tính sơ bộ của EVN cho thấy giá bán trung bình của nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí từ Lô B - Ô Môn khoảng 2.800 đồng/kWh. Giá thẩm định dự án LNG Miền Trung I&II theo đề nghị của PVN lên đến 2.186 đồng. Tượng tự giá thẩm định từ Nhiệt điện khí Ô Môn 3 dự kiến ở mức 2.411 đồng. Các dự án phải nhập khẩu LNG còn phải phát sinh thêm chi phí vận tải.
Đây là một mặt bằng giá rất cao nếu so sánh với khung phát điện của nhiệt điện than là 1.410 đồng/kWh. Giá ưu đãi của điện mặt trời mặt đất hiện cũng chỉ 1.644 đồng hay điện gió trong đất liền là 1.928 đồng.
Hiện Bộ Công Thương đã có quyết định thành lập Tổ công tác nghiên cứu xây dựng khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG với nhiệm vụ xây dựng nguyên tắc, phương pháp xây dựng khung phát điện đối với các nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG vào thông tư số 57 năm 2014 phù hợp với quy định pháp luật.