【soi kèo atletico mineiro】Thiếu nguyên liệu sản xuất, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ đóng cửa vì dịch Covid
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 21:54:23 评论数:
Do đó,ếunguyênliệusảnxuấtnhiềudoanhnghiệpcónguycơđóngcửavìdịsoi kèo atletico mineiro cần nhanh chóng có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung thay thế thông việc tăng cường liên kết, tận dụng tối đa các thị trường mới mở ra từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Về lâu dài, nước ta cần đẩy mạnh hơn nữa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Doanh nghiệp lao đao vì thiếu nguyên liệu
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã có tác động lớn đến nền kinh tế nước ta, gây ảnh hưởng tiêu cực hoạt động sản xuất, vận tải, logistics, phân phối, dịch vụ, xuất nhập khẩu... Theo số liệu Bộ Công thương đưa ra tại cuộc họp về tác động của Covid-19 đến các ngành sản xuất ngày 26/2, trong hai tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp nước ta ước tăng 6,3%, sụt giảm 3,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó công nghiệp chế biến chế tạo chịu tác động lớn nhất, ước tăng trưởng 7,4%, giảm mức kỷ lục 4,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ.
Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) đánh giá, ngành sản xuất của nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu hụt nguồn lao động, tài chính, thị trường tiêu thụ… Đặc biệt là khó khăn về nguồn cung nguyên phụ liệu, linh phụ kiện đầu vào cho sản xuất. Bởi vốn dĩ lâu nay, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - các quốc gia đang bùng phát dịch. Vì vậy, các biện pháp kiểm soát biên giới để phòng ngừa dịch bệnh tại các quốc gia này sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn sản phẩm đầu vào phục vụ sản xuất, cũng như thị trường tiêu thụ, nhất là đối với các ngành hàng ô tô, dệt may và da giày, ngành điện tử…
Xuất nhập khẩu 2 tháng ước tăng 2,4% so với cùng kỳ, giảm 1,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ 2019. Tổng mức bán lẻ trong nước ước tăng 8,3%, là mức thấp nhất trong 6 năm qua.
Đáng nói hơn, những ngành hàng này đều nằm trong chuỗi phân bổ và liên kết chặt chẽ của chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, khi các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu gặp vướng mắc sẽ dẫn đến nguy cơ bị đứt đoạn chuỗi cung ứng, khiến một số ngành sản xuất của nước ta thiếu hụt nguồn cung nguyên phụ liệu. Điển hình như đối với ngành điện tử, các sản phẩm của ngành công nghiệp điện - điện tử là các mặt hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hàn Quốc. Số liệu của Cục Công nghiệp cho thấy, năm 2019, nước ta nhập khẩu khoảng 40 tỷ USD các mặt hàng linh kiện điện tử, trong đó nhập khẩu từ Hàn Quốc là 16,8 tỷ USD (chiếm 42%), từ Trung Quốc là 13,8 tỷ USD (chiếm 34%), từ Nhật Bản 1,7 tỷ USD (chiếm 4,2%).
Cũng theo đơn vị này, các doanh nghiệp điện tử chỉ còn đủ lượng linh phụ kiện phục vụ cho sản xuất trong khoảng đến cuối tháng 3 tới. Theo dự báo của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, nếu dịch bệnh còn tiếp diễn, sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm sản lượng điện thoại và tivi trong nước. Còn doanh nghiệp dệt may và da giầy chỉ dự trữ nguyên phụ liệu tới đầu tháng 3/2020 hoặc đầu tháng 4/2020 và ngành ô tô cũng dự kiến đến cuối quý I/2020.
Tận dụng FTA, tìm kiếm nguồn cung thay thế
Bàn về giải pháp gỡ nút thắt nguyên phụ liệu đầu vào cho nền sản xuất, các chuyên gia cho rằng, nước ta cần nhanh chóng có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung thay thế, thông qua việc tăng cường liên kết, tận dụng tối đa các thị trường mới mở ra từ các FTA để mở rộng các kênh cung ứng và đa dạng hoá thị trường.
Đặc biệt là những cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu đến từ quá trình thực thi CPTPP và sắp tới là EVFTA, qua đó sẽ thúc đẩy tăng tỷ lệ nội địa hóa và nguồn cung ứng từ các thị trường tiềm năng ngoài Trung Quốc và Đông Bắc Á để giảm tình trạng phụ thuộc.
Được biết, hiện nay, một số doanh nghiệp FDI đa quốc gia đang phối hợp với Cục Công nghiệp tìm kiếm các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, linh phụ kiện đủ khả năng sản xuất thay thế nguồn nhập khẩu. Tuy nhiên, do năng lực sản xuất các mặt hàng công nghiệp hỗ trợ trong nước còn thấp, việc kết nối cung ứng cho các doanh nghiệp FDI trong thời gian tới vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, nước ta cần phải có biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các nguyên phụ liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp như dệt may, da giày tăng cường sản xuất để đáp ứng một phần nhu cầu nội địa.
Song song với đó, để đáp ứng đầu vào trước mắt, theo ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp, Chính phủ cần làm việc với phía Trung Quốc và chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương liên quan làm việc với chính quyền các địa phương của Trung Quốc trong việc xem xét áp dụng hợp lý các biện pháp kiểm soát dịch bệnh để bảo đảm nguồn nguyên phụ liệu, linh phụ kiện đầu vào sản xuất cho các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Ngoài ra, thông qua các chương trình xúc tiến thương mại ở nước ngoài từ nay đến cuối năm 2020, Bộ Công thương sẽ mở hướng hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung thay thế trong thời gian tới.
Còn về dài hạn, Bộ Công thương cho rằng phải có giải pháp lâu dài để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng như thép chế tạo, vải, vật liệu mới... để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện đầu vào nhập khẩu.
Ngày 26/2, Bộ Công thương đã ban hành Chỉ thị khẩn số 05/CT-BT về việc triển khai các giải pháp tăng cường xuất khẩu, nhập khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19. Trong đó, để tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất, bộ này chỉ đạo các đơn vị liên quan làm việc với các Hiệp hội dệt may, da giày, cơ khí, điện tử, hóa chất... để nắm bắt thông tin về khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong nước, nhu cầu nhập khẩu, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đề xuất các giải pháp tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế trong bối cảnh nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn và báo cáo Bộ trưởng Công thương trước ngày 5/3 tới; đồng thời, nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu vào một thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng chỉ đạo thương vụ tích cực tìm kiếm, cung cấp và cập nhật thường xuyên danh sách các nhà phân phối, sản xuất xuất khẩu nguyên phụ liệu cho các ngành dệt may, da giày, máy tính và các nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất của ngành hóa chất, đồ gỗ, sắt thép...; hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kết nối với nhà cung cấp nước ngoài khi được yêu cầu.
Đồng thời, bộ này cũng chỉ đạo nghiên cứu, xúc tiến nhập khẩu nguyên vật liệu thiết yếu phục vụ các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, điện tử..., đặc biệt chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm trong giao dịch nhập khẩu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trường hợp dịch bệnh kết thúc trong quý I/2020, dự kiến giá trị gia tăng ngành công nghiệp quý I/2020 chỉ tăng 5,18% so với cùng kỳ 2019, giảm tới gần 40% so với năm ngoái, trong đó ngành chế biến, chế tạo chỉ tăng 6,28%, thấp hơn nhiều so với 10,47% dự kiến trước đây. Trường hợp dịch bệnh kết thúc cuối quý II/2020, dự kiến giá trị tăng thêm ngành công nghiệp trong quý II tăng 5,33% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 6,23%, thấp hơn so với dự kiến 11,21% trước đây. |
Tố Uyên