【nhà cái năm】Nhận diện thách thức của tăng trưởng kinh tế 2018

nhan dien thach thuc cua tang truong kinh te 2018

Cải thiện môi trường kinh doanh vẫn là thách thức để tăng trưởng kinh tế và bền vững. Ảnh: H.Phương.

Tăng trưởng GDP 2018 dự báo sẽ thấp hơn 2017

Năm 2017 chứng kiến những nỗ lực mới nhằm triển khai các chủ trương lớn về đổi mới mô hình tăng trưởng,ậndiệntháchthứccủatăngtrưởngkinhtếnhà cái năm cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ những nỗ lực đó, kinh tế 2017 đã đạt được nhiều kỷ lục trong điều kiện khó khăn bủa vây. Tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt 6,81% với những cải thiện đáng kể về chất khi không dựa quá nhiều vào các yếu tố mang tính lượng. Cụ thể, trong điều kiện phân ngành khai khoáng giảm 7,1%, tăng trưởng tín dụng không vượt so với các năm trước, đầu tư của khu vực nhà nước không tăng đột biến… nhưng kết quả tăng trưởng GDP đã vượt mục tiêu đề ra.

Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Việt Nam bước vào năm 2018 với ít nhiều hứng khởi. Kết quả kinh tế - xã hội tương đối ấn tượng trong năm 2017 đã giúp củng cố niềm tin vào cải cách thể chế kinh tế nói chung và môi trường kinh doanh nói riêng. Tuy nhiên, về tăng trưởng kinh tế 2018, đại diện CIEM cho biết, kết quả dự báo của cơ quan này cho thấy, năm 2018 tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,58%, tăng trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 9,4%, thặng dư thương mại ở mức 1,1 tỷ USD và mức tăng giá tiêu dùng (bình quân năm 2018 so với bình quân năm 2017) là khoảng 3,74%.

Sở dĩ dự báo tăng trưởng kinh tế 2018 thấp hơn 2017, theo đại diện của CIEM là do diễn biến kinh tế vĩ mô trong năm 2018 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố bất lợi như: Quá trình phục hồi tăng trưởng của kinh tế thế giới ít nhiều còn bất định, vấn đề tự do hóa thương mại đa phương gặp nhiều thách thức, do xu hướng bảo hộ và cách tiếp cận thương mại song phương dần phổ biến hơn, vấn đề trả đũa thương mại giữa các nền kinh tế lớn có thể diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể phải phòng ngừa rủi ro dòng vốn nước ngoài đảo chiều, gây áp lực đối với tỷ giá và cán cân thanh toán, rủi ro tụt hậu về công nghệ sẽ lớn hơn nếu Việt Nam không có các hành động cụ thể nhằm đón đầu cơ hội và xử lý thách thức từ cuộc khoa học công nghệ lần thứ tư và khả năng chống chịu trước các cú sốc bất lợi ổn định kinh tế vĩ mô phụ thuộc chủ yếu vào dư địa chính sách tiền tệ, độ quyết liệt trong ứng phó của Việt Nam, gắn với năng lực dự báo và biện pháp ứng xử trong các kịch bản cụ thể.

Bên cạnh những thách thức đến từ bên ngoài, nhiều ý kiến lo ngại về những hạn chế trong nội tại nền kinh tế chưa được khắc phục triệt để trong thời gian qua và coi đây như là nhiệm vụ trọng yếu để đạt được tăng trưởng cao và bền vững trong thời gian tới, đặc biệt là 2018, năm bản lề cho giai đoạn 2016-2020. Theo TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, kinh tế Việt Nam vẫn còn ngổn ngang, chưa có khuôn khổ. Năng suất lao động, tính lan tỏa trong cải cách thể chế, sự coi trọng số lượng đầu tư công và phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài, một số vấn đề nóng của năm 2017 như các dự án BOT, tranh chấp đất đai, đáng chú ý là thị trường sử dụng đất đang là nút thắt gây lệch lạc trong phân bổ nguồn lực… đang là những nút thắt đối với Việt Nam, đòi hỏi cần phải cải cách mạnh mẽ hơn, đưa nền kinh tế hướng theo kinh tế thị trường, cạnh tranh quy mô hơn, mạnh mẽ hơn và công bằng hơn. .

Cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ

Liên quan đến môi trường kinh doanh, trong thời gian qua nhiều chỉ số quan trọng liên quan đến môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đều ghi nhận sự tăng hạng. Đơn cử, năm 2017, chỉ số về môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc, nếu tính hai năm liên tiếp thì tăng 23 bậc, mức tăng mạnh nhất trong một thập niên qua.. Năng lực cạnh tranh cũng cải thiện rõ rệt về cả điểm số và thứ hạng. Năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, trên thực tế môi trường kinh doanh còn tồn tại nhiều rào cản và vì thế còn thiếu tính bền vững.

Một số khó khăn, thách thức cho cải thiện môi trường môi trường kinh doanh được bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) chỉ rõ. Cụ thể, về khởi sự kinh doanh, do số lượng thủ tục nhiều, dẫn đến việc thứ hạng khởi sự kinh doanh còn thấp và liên tục giảm trong ba năm gần đây. Năm 2017 xếp thứ hạng 123, giảm 2 bậc so với 2016. Được biết, các DN phải mất tới 22 ngày, trải qua 9 bước thủ tục để hoàn tất việc khởi sự kinh doanh. Bên cạnh đó, việc cải thiện hai chỉ số liên quan tới cơ quan tư pháp gồm chỉ số về giải quyết tranh chấp hợp đồng và giải quyết phá sản DN còn chậm, trong đó, phá sản DN nhiều năm ở vị trí thấp (hiện xếp thứ 129/190). Theo bà Nguyễn Minh Thảo, giao dịch thương mại qua biên giới được ghi nhận cải thiện về thủ tục hải quan, tuy nhiên những cải cách về quản lý chuyên ngành còn chậm và chưa đồng đều nên mức độ cải thiện chỉ số này còn hạn chế. Đáng chú ý, nhiều năm qua, Ngân hàng Thế giới (WB) không ghi nhận cải cách nào của Việt Nam về đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản. Trong gần 10 năm qua, chỉ số này liên tục giảm bậc, từ thứ hạng 40 trong năm 2010 xuống thứ hạng thứ 63 trong năm 2018. Chưa kể, việc quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa XNK còn nhiều bất cập, lượng văn bản điều chỉnh hoạt động quản lý, kiểm tra chuyên ngành còn rất nhiều, tới hơn 400 văn bản, phạm vi mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành quá rộng.

Về vấn đề này, theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nhiều DN vẫn cho biết, chi phí không chính thức mà DN phải bỏ ra không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng lên. Cùng với đó, tiến trình cải cách khu vực DNNN, tái cơ cấu đầu tư công còn nhiều hạn chế. “Năm 2018 là năm “bước ngoặt” của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cơ hội, song cũng là thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Năm 2018 có nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thử thách, trong đó thử thách lớn là phải cải cách được những điểm nghẽn mà lâu nay chúng ta đã làm nhưng chưa làm được. Để đạt được mức tăng trưởng cao và bền vững trong năm 2018, Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí không chính thức cho khu vực DN. Cùng với đó, cần thúc đẩy nền kinh tế thị trường và khuyến khích khu vực DN đầu tư cho khoa học công nghệ, tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, chuyên gia Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Cúp C1
上一篇:Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
下一篇:Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt