Tuổi 20,ầmvịthếphụnữbóng đá lu 88 với sức trẻ căng đầy nhựa sống, phụ nữ tỉnh nhà tự tin, sáng tạo, vượt khó, với quyết tâm ngày càng phát triển, nâng tầm vị thế phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Nhờ nghề đan lục bình mà nhiều phụ nữ xã Xà Phiên thoát nghèo bền vững.
Nhiều hoạt động của chị em là điểm sáng trong công tác hội và phong trào phụ nữ; mỗi chị luôn nỗ lực, xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” được Bác Hồ trao tặng.
Tập hợp được nhiều phụ nữ vào Hội
Câu chuyện thu hút hội viên phụ nữ tham gia vào công tác hội những ngày đầu mới chia tách tỉnh (năm 2004) luôn là bài toán khó với các cấp hội phụ nữ.
Bà Bành Thị Thúy Phượng, hội viên Chi hội Phụ nữ khu vực 3, phường Ngã Bảy, thành phố Ngã Bảy, nhớ lại: “Hồi đó, chị em tham gia vào chi hội ít lắm. Tôi là giáo viên Trường THCS Đại Thành tham gia theo với chị em thôi. Chi hội tôi, đa phần hội viên là phụ nữ đi làm ở các cơ quan, đoàn thể, giáo viên, nhưng bây giờ khác rồi, sau 20 năm, hội viên chi hội rất đa dạng: giáo viên về hưu như tôi, chị em làm nông, mua bán, kinh doanh, các cơ quan, đoàn thể... Trong khu vực, giờ nữ cứ đủ 18 tuổi là chủ động đăng ký vào, chi hội đông vui và nhiều hoạt động sinh kế thực chất”.
Năm 2004, khi mới chia tách tỉnh chỉ có 6 hội LHPN cấp huyện gồm: thị xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Long Mỹ; sau 20 năm phát triển, Hội LHPN tỉnh hiện có 10 đơn vị trực thuộc (gồm 8 hội tại 8 huyện, thị, thành, 1 Hội Phụ nữ Công an tỉnh và Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh), 75 hội cơ sở xã, phường, thị trấn, với 525 chi hội phụ nữ ấp, khu vực. Chỉ tính riêng năm 2023, các cấp hội đã phát triển 3.065 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh là 144.000 hội viên…
Với phương châm hoạt động “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có Hội hoạt động”, thời gian qua, các cấp hội đã luôn chủ động tìm tòi, triển khai nhiều mô hình mới, hay, tạo được tính lan tỏa trong cộng đồng, thu hút hội viên tham gia.
Bà Lê Thị Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Hội LHPN thành phố Ngã Bảy, cho biết: “Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, chúng tôi xem đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác hội. Nhờ triển khai tốt hoạt động này, xây dựng được các mô hình sinh kế phù hợp, hiệu quả, chia sẻ, giới thiệu các chính sách hỗ trợ giúp các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, nhất là phụ nữ nghèo làm chủ hộ thoát nghèo bền vững. Chị em có cuộc sống tốt hơn, vững niềm tin vào Hội, nên hàng năm số lượng hội viên của thành phố chúng tôi tăng lên đáng kể”.
Hội LHPN thành phố Ngã Bảy có 6 hội cơ sở tại 6/6 xã, phường và 40 chi hội phụ nữ ấp, khu vực. Năm 2023, Hội phát triển được hơn 150 hội viên, nâng tổng số hội viên phụ nữ toàn thành phố là 10.624, tỷ lệ việc tập hợp hội viên từ 18 tuổi trở lên tham gia vào Hội trên 60%. Trong đó, Hội LHPN phường Ngã Bảy có số lượng hội viên nhiều nhất, với 2.012 chị em tham gia’’, kế đến là phường Hiệp Thành 1.925 chị, xã Hiệp Lợi, phường Lái Hiếu…
Điểm sáng đoàn kết hội viên
Quan tâm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, với trách nhiệm và tâm huyết, đội ngũ cán bộ hội phụ nữ trên địa bàn không ngừng nỗ lực xây dựng phong trào phụ nữ cơ sở sát thực tế, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần đảm bảo an sinh xã hội địa phương.
Bà Liều Thị Oanh, Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp 5, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, nguyên Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp 5 của xã (giai đoạn 2006-2022), nhớ lại: “Năm 2006, Chi hội phụ nữ ấp 5 chỉ có hơn 20 hội viên, hơn 60% hội viên thuộc diện hộ nghèo. Ấp 5 có rất đông đồng bào Khmer sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn, chủ yếu chị em lo kinh tế gia đình, chuyện đồng ruộng nên không tha thiết tham gia vào Hội”.
Để hoạt động hội phát triển, Chi hội phụ nữ ấp 5 bàn giải pháp và chọn mời hội viên là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer tham gia vào trước, từ 1 chị tiên phong, hàng năm chi hội thu hút ít nhất 10 hội viên. Qua những cách làm ăn, giới thiệu việc làm hiệu quả, xây dựng tổ hùn vốn tiết kiệm… mỗi năm, chi hội giảm từ 2-3 hội viên nghèo.
Giờ đây tuy đã chuyển sang nhiệm vụ khác, nhưng với kinh nghiệm cùng sự tâm huyết với phong trào phụ nữ, bà Oanh vẫn luôn nhiệt tình hỗ trợ chị em hội viên. Từ 20 hội viên ban đầu, giờ ấp 5 đã có hơn 240 hội viên, chỉ còn khoảng 20% hội viên phụ nữ thuộc diện hộ nghèo.
Bà Trịnh Thanh Tiền, Chủ tịch Hội LHPN xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Đến nay, 100% chị em phụ nữ trong ấp 5 trở thành hội viên chi hội. Ấp 5 chính là điểm sáng trong công tác hội được chúng tôi lan tỏa, nhân rộng cách làm hay ra các chi hội phụ nữ ấp còn lại”.
Hội LHPN xã Vĩnh Trung hiện có 1.424 hội viên, với 10 chi hội phụ nữ ấp, hàng năm có hơn 10 chị em thoát nghèo bền vững. Năm qua, có 6 hội viên được trao sinh kế, mỗi chị được hỗ trợ 10 triệu đồng, chủ yếu là chăn nuôi gà, vịt, nuôi lươn, ếch, trồng cây ăn trái…
Khẳng định vị thế
Khéo léo cùng chị em đan lẹ những chậu hoa bằng dây lục bình mềm dẻo đẹp mắt, bà Nguyễn Thị Kim Thủy, 60 tuổi, hội viên Chi hội phụ nữ ấp 3, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, cho biết: “Nhờ chi hội giới thiệu mô hình đan lục bình này mà hơn chục năm nay, chị em trong ấp tôi thoát nghèo bền vững. Tôi cũng nhờ có kỹ thuật này mà có thêm nguồn vốn từ việc đan và bỏ mối lục bình khô, rồi bắt bén chuyển sang nuôi thêm heo bán thịt”.
Từ 5 con ban đầu, giờ bà Thủy đã có đàn heo thịt 35 con. Ngoài ra, bà còn được chi hội giới thiệu các chính sách hỗ trợ vốn phụ nữ khởi nghiệp, có nguồn vốn vay, 5 năm nay, bà Thủy mạnh dạn áp dụng thêm mô hình nuôi lươn không bùn, với 8 bể nuôi… “Giờ tính sơ sơ, mỗi năm thu nhập từ các mô hình sinh kế, tôi mang về cho gia đình cũng gần 1 tỉ đồng”, bà Thủy vui mừng chia sẻ.
Điểm sáng trong công tác hội phụ nữ 20 năm qua còn là phong trào phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Xuất sắc đạt giải khuyến khích tại vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long 2023, dự án “Chuỗi giá trị mới - Thịt thực vật từ mít” của bà Cao Thị Cẩm Nhung, Chủ cơ sở Mai Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Ngã Bảy, đã góp phần giúp người trồng mít có đầu ra ổn định, bản thân bà phát triển kinh tế bền vững hơn…
Tự tin, bản lĩnh phát triển kinh tế gia đình, nhiều phụ nữ đã mạnh dạn, sáng tạo, bằng khát vọng làm giàu trên chính quê hương và tài nguyên bản địa đã cho ra đời nhiều dự án khởi nghiệp thành công.
Quả ngọt từ phong trào khởi nghiệp cho phụ nữ được thấy rõ khi nhiều chị em mang về các giải thưởng danh giá: 2 giải ba chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023, có 3 ý tưởng đạt giải xuất sắc cấp vùng; 1 giải nhất, 1 giải ba và 6 giải khuyến khích Cuộc thi khởi nghiệp do UBND tỉnh tổ chức...
Bà Lê Thị Mỹ Tiên, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, cho biết: “Thời gian qua, mỗi chị em phụ nữ luôn nỗ lực, xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” được Bác Hồ trao tặng. Nhất là việc tăng cường góp ý kiến về các chế độ, chính sách cho hội viên, phong trào phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc được triển khai có hiệu quả giúp phụ nữ mạnh dạn phát huy vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội. Ngoài ra, chị em cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác hội, nhiều cán bộ hội cơ sở cũng đã chủ động tự học, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho bản thân...”.
Quyết tâm “Biến khó khăn thành động lực, biến khát vọng thành hành động”, 20 năm qua, các cấp hội phụ nữ tỉnh nhà đã và đang chung tay góp sức cùng với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân nỗ lực mang về mùa “trái ngọt”. Vinh dự nhận cờ “Đơn vị dẫn đầu” trong phong trào thi đua năm 2023 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng, đây là niềm tin vững chắc để các cấp hội LHPN trong tỉnh tỏa sáng với khát vọng phát triển tuổi 20.
Trong năm 2023, các cấp hội LHPN trong tỉnh giúp 1.289 hộ gia đình chị em phụ nữ thoát nghèo, thoát cận nghèo; trao 91 mái ấm tình thương, tặng gần 40.000 phần quà cho hội viên, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng và bàn giao 5 cầu giao thông nông thôn; đỡ đầu 362 trẻ em mồ côi; vận động trao tặng 30 căn nhà đại đoàn kết cho chị em phụ nữ khó khăn... Tổng giá trị trên 19 tỉ đồng. |
Bài, ảnh: CAO OANH