当前位置:首页 > World Cup

【nhận định sông lam nghệ an】Đầu tư ra nước ngoài: Bổ sung điều kiện đối với kinh doanh bất động sản, báo chí

Đức dẫn đầu thu hút vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 223 triệu USD trong nửa đầu năm
Hoa Kỳ dẫn đầu vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong quý I
3754 von dau tu

Theo Bộ KH&ĐT, bên cạnh những kết quả đã đạt được, sau 5 năm áp dụng Nghị định số 83/2015/NĐ-CP, đến nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng đang tồn tại một số vướng mắc, bất cập, đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển.

Đơn cử như: vốn đầu tư ra nước ngoài chưa được định nghĩa một cách thống nhất và rõ ràng về thành phần, ý nghĩa sử dụng mặc dù đây là khái niệm quan trọng làm cơ sở phân biệt các quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài (GCNĐK ĐTRNN).

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành không có hạn chế đối với cá nhân đầu tư ra nước ngoài, tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết phải hạn chế để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật Việt Nam, cũng như đảm bảo hạn chế rủi ro về pháp lý, an ninh.

Cũng theo Bộ KH&ĐT, một số vấn đề phát sinh mới như hoạt động cho vay ra nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú gắn với hoạt động đầu tư ra nước ngoài đặt ra nhu cầu xem xét việc phân công quản lý nhà nước và quy trình, thủ tục, điều kiện thực hiện.

Việc thiếu quy định về đầu tư ra nước ngoài đối DN có vốn đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DN này không làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư (đặc biệt là vốn đầu tư) của họ tại Việt Nam nói riêng và đảm bảo mục tiêu quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói chung.

Dự thảo Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài gồm 6 chương với 47 điều, trong đó sửa đổi 23 điều, bổ sung mới 7 điều, giữ nguyên 17 điều và bỏ 2 điều.

Theo Bộ KH&ĐT, Nghị định được xây dựng nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu huy động và phát huy có hiệu quả các nguồn lực trong nước và nước ngoài phục vụ cho mục tiêu phát triển; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam theo từng thời kỳ.

Đồng thời, cụ thể hóa quyền tự do đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư; hoàn thiện khung pháp lý rõ ràng, minh bạch và thống nhất; quản lý chặt chẽ hơn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài….

Dự thảo Nghị định đã có một số điểm mới như: bổ sung điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề kinh doanh bất động sản và báo chí, phát thanh, truyền hình; Bổ sung khái niệm “vốn đầu tư ra nước ngoài”...

Bổ sung quy định các trường hợp cá nhân không được đầu tư ra nước ngoài dẫn chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, là các cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam…

分享到: