Thể thao

【quả bóng đá châu âu】Tích cực hành động, đất nước chuyển động

字号+ 作者:Empire777 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-01-11 06:03:52 我要评论(0)

Kinh tế 2018 - những dấu ấn nổi bậtBước vào năm 2018, bên cạnh những thuận lợi và lạc quan của kinh quả bóng đá châu âu

tich cuc hanh dong dat nuoc chuyen dong

Kinh tế 2018 - những dấu ấn nổi bật

Bước vào năm 2018, bên cạnh những thuận lợi và lạc quan của kinh tế trong nước, kế thừa và phát huy những kết quả đạt được của năm 2017, kinh tế thế giới có nhiều tín hiệu khởi sắc, kinh tế năm 2018 cũng đối mặt với không ít rủi ro và thách thức trong môi trường kinh tế đầy biến động. Tuy nhiên, với tinh thần vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội, của các tổ chức quốc tế, cộng đồng DN... đã tạo nên sức mạnh tổng hợp vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội, nên đã tạo được dấu ấn tích cực cho kinh tế năm 2018.

Chúng ta đã hoàn thành 12/12 chỉ tiêu được Quốc hội giao, trong đó, có 8 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt kế hoạch, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã đề ra. Dấu ấn nổi bật của kinh tế 2018 chính là kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, đảm bảo các cân đối lớn về kinh tế, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Chỉ số lạm phát được kiểm soát, thực hiện thành công mục tiêu lạm phát kiểm soát, tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân cả năm dưới 4%, vượt mục tiêu Quốc hội giao. Thị trường tiền tệ, hoạt động ngân hàng diễn biến phù hợp với định hướng duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.

Với những nỗ lực trong điều hành kinh tế của Chính phủ cũng như trong sản xuất kinh doanh của DN, tăng trưởng kinh tế GDP ước tăng 6,8%, đạt mức cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao (6,5-6,7%), chất lượng tăng trưởng bước đầu được cải thiện theo hướng bền vững, hiệu quả, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, tạo ra động lực mới để phát triển. Nhờ tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành, vùng sản xuất theo 3 trục sản phẩm (Quốc gia, cấp tỉnh, đặc sản địa phương), nên khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản phục hồi rõ nét, ước tăng khoảng 3,65%. Tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 8,89%, trong đó công nghiệp tăng khoảng 8,98%, tiếp tục xu thế tăng cao hơn mức tăng chung những năm qua, chuyển dịch cơ cấu nội ngành theo hướng bền vững hơn.

tich cuc hanh dong dat nuoc chuyen dong

Một điểm nhấn khác là tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện cả năm ước đạt 1.890 nghìn tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2017 (năm 2017 tăng 12,2%) và bằng 34% GDP, đạt mục tiêu quốc hội giao. Đáng chú ý, cơ cấu đầu tư toàn xã hội chuyển biến tích cực, vai trò của kinh tế tư nhân được nâng lên thể hiện qua tỷ trọng đầu tư của dân cư và DN tư nhân chiếm 42,4% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội (năm 2017 chiếm 40,6%). Đặc biệt, thu hút và giải ngân vốn đầu tư có yếu tố nước ngoài đạt khá. Trong bối cảnh khó khăn, việc các nhà đầu tư vẫn triển khai giải ngân vốn và tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam là tín hiệu rất tích cực.

Cũng trong năm 2018, XNK hàng hóa tăng cao, ước cả năm đạt 475 tỷ USD, tăng 11,7% so với năm 2017. Đây là kết quả rất tích cực trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến hết sức phức tạp, với nhiều rủi ro xung quanh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, phát triển DN, đăng ký kinh doanh, phát triển hợp tác xã đạt kết quả tích cực. Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh bất hợp lý gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và DN.

Thách thức và động lực cho kinh tế 2019

Trước bối cảnh 2019 kinh tế Việt Nam chứa đựng nhiều cơ hội, có nhiều ý kiến lạc quan về bức tranh kinh tế 2019. Song, vẫn có không ít những lo ngại cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra, xuất phát từ những thách thức rủi ro: Nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm, diễn biến khó lường, tác động khó dự đoán của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế mở, nếu so với các nền kinh tế lớn thì Việt Nam đứng “top” đầu về độ mở của nền kinh tế. Vì vậy, bất kỳ một sự thay đổi dù lớn dù nhỏ xảy ra trên thế giới đều tác động ngay lập tức và tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Khi nền kinh tế thế giới suy giảm và tác động khó dự đoán của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Mặc dù XK trong những năm gần đây và năm nay là năm thứ ba liên tiếp xuất siêu, nhưng thống kê cho thấy, DN FDI chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch XK của cả nước. Điều này có nghĩa, mặc dù tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhưng giá trị tạo ra phần lớn thuộc về DN FDI và phần được hưởng ở trong nước rất ít. Như vậy, đời sống người dân chậm cải thiện dù tăng trưởng vẫn cao. Hơn nữa, động lực tăng trưởng từ XK của DN FDI cũng là hữu hạn và thường không bền vững, có thể thay đổi rất nhanh khi kinh tế thế giới có những biến động.

tich cuc hanh dong dat nuoc chuyen dong
Kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Biểu đồ Phương Anh

Ở trong nước, những tồn tại, yếu kém của nền kinh tế đầu tiên phải kể đến chất lượng tăng trưởng cải thiện còn chậm, chưa bền vững; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh còn thấp, chưa tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Ứng dụng công nghệ cao ở nhiều ngành, lĩnh vực còn hạn chế. Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam đang dựa nhiều vào tín dụng và khu vực FDI. Mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam luôn phải dựa vào những “ông lớn” FDI mới đạt được, không có các tập đoàn này thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ chững lại. Thực trạng này của nền kinh tế Việt Nam đã diễn ra trong nhiều năm nay chứ không phải bây giờ mới có.

Trong phát triển kinh tế 2019, bên cạnh ứng phó tích cực, nhanh nhạy với những biến động, giải quyết triệt để những thách thức nói trên, Việt Nam cần phát huy những động lực tăng trưởng để phát triển kinh tế đạt kết quả cao hơn. Về động lực cho tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới, bên cạnh 3 đột phá chiến lược là cải cách thể chế, phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực thì đổi mới, sáng tạo trên nền tảng 4.0 và phát triển kinh tế tư nhân được xem là 2 động lực tăng trưởng mới mà Việt Nam cần chú ý khai thác, tận dụng để kinh tế Việt Nam sẽ có những chuyển động mạnh mẽ trong tương lai.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác

    Duy trì, nhân rộng hơn 570 mô hình học tập và làm theo Bác

    2025-01-11 05:49

  • Bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội

    Bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP Hà Nội

    2025-01-11 05:16

  • TP. Vị Thanh mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại II

    TP. Vị Thanh mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại II

    2025-01-11 04:41

  • 'Xông đất' ngành nông nghiệp, Thủ tướng kỳ vọng vào đòn bẩy chiến lược của VN

    'Xông đất' ngành nông nghiệp, Thủ tướng kỳ vọng vào đòn bẩy chiến lược của VN

    2025-01-11 03:25

网友点评