Là một quân nhân thuộc Binh đoàn 23,ộquảnlyacutegiỏinocircngtrườnglagravemănphaacutetđạbong dalu fun chuyển ngành sang làm kinh tế tại Công ty Cao su Phú Riềng từ những ngày đầu mới thành lập, năm nay anh Lê Hữu Vinh, Giám đốc Nông trường 8, Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng vừa tròn 55 tuổi đời và 30 năm tuổi nghề. Anh cũng là một trong số ba giám đốc nông trường thuộc vào hàng kỳ cựu, có thâm niên cao còn đương nhiệm.
Anh Lê Hữu Vinh nhận Huân chương Lao động hạng Ba (phải) |
Với kinh nghiệm thực tiễn 5 năm làm kế toán trưởng và 26 năm làm phó giám đốc, rồi giám đốc nông trường cao su, anh Lê Hữu Vinh đã cùng với tập thể cán bộ, công nhân viên chức - lao động nông trường 8 vượt qua khó khăn, phấn đấu không mệt mỏi, xây dựng nông trường phát triển đi lên.
Nhớ lại những ngày đầu của các năm 1980-1981, khi Nông trường 8 mới được thành lập, anh là một trong những cán bộ, chiến sĩ của đoàn 8, Binh đoàn 23 biệt phái sang làm kinh tế, xây dựng vùng cao su Phú Riềng. Đối mặt với bao gian nan vất vả, sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đói cơm thiếu nước, sốt rét hoành hành, nhưng anh Lê Hữu Vinh vẫn nhiệt tình bám trụ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Anh cùng cán bộ, công nhân nông trường khai hoang lập được 10 ha vườn ươm cây giống và trồng mới được 100 ha cao su đầu tiên.
Đầu năm 1982, Nông trường 8 phát triển với quy mô lớn, hàng ngàn lao động nông thôn từ các tỉnh: Bình Trị Thiên, Hà Sơn Bình, Thanh Hóa, được Cục điều động dân cư phối hợp với Sở Lao động tỉnh Sông Bé tuyển vào làm công nhân tại Nông trường 8. Tất cả cán bộ, chiến sĩ đoàn 8, trong đó có Lê Hữu Vinh đều chuyển ngành sang làm kinh tế trồng cao su tại Nông trường 8, Công ty Cao su Phú Riềng.
Trước những khó khăn mới: Lao động nông trường tăng nhanh đồng nghĩa với việc thiếu lương thực, thiếu nhu yếu phẩm trầm trọng, bệnh sốt rét lây lan phát triển, làm rất nhiều người tử vong; nhiều gia đình công nhân không chịu được đã bỏ về quê, hoặc đi tìm nơi khác sinh sống. Với trách nhiệm là một cán bộ đảng viên, anh Vinh cùng với anh em trong đơn vị và số gia đình công nhân còn lại vượt mọi khó khăn trở ngại, xây dựng đơn vị, trồng và đưa vào khai thác hơn 1.000 ha cao su, làm tiền đề cho Nông trường 8 phát triển sau này.
Để có được Nông trường 8 như ngày hôm nay là cả một chặng đường phấn đấu bền bỉ mấy chục năm liền của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức - lao động Nông trường 8, trong đó có vai trò và sự đóng góp không nhỏ của Giám đốc nông trường Lê Hữu Vinh.
Với trọng trách một Bí thư Đảng ủy - Giám đốc nông trường, trực tiếp quản lý và điều hành sản xuất, thực hiện kế hoạch khai thác mủ hằng năm và chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho 344 lao động trong toàn nông trường, anh Vinh đã xây dựng Nông trường 8 thành đơn vị vững mạnh toàn diện. Liên tục 7 năm liền (2003-2010), nông trường hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch sản xuất được giao và 5 năm liền (2006-2010), nông trường giữ vững danh hiệu “Thành viên câu lạc bộ năng suất vườn cây 2 tấn” và cũng 15 năm liền (1995-2010), Đảng bộ Nông trường 8 liên tục đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”.
Đặc biệt năm 2010, Nông trường 8 được Hội đồng Thi đua khen thưởng Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng xếp loại “Đơn vị hoàn thành xuất sắc toàn diện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, với 3 cái nhất: Đơn vị có vườn cây đạt năng suất thu hoạch mủ cao nhất 2.180kg/ha; năng suất lao động cao nhất, bình quân 7.920kg/người/năm; tiền lương, tiền thưởng đạt cao nhất gần 137 triệu đồng/người/năm. Thu nhập từ kinh tế phụ của hộ gia đình công nhân, đạt trên 56 triệu đồng/năm, nâng tổng mức thu nhập của cán bộ, công nhân lao động trong nông trường lên 192,5 triệu đồng/năm (mức cao nhất từ trước đến nay).
Với những thành tích liên tục đạt được, cán bộ, công nhân viên chức - lao động Nông trường 8 đã được cấp trên đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Riêng Bí thư Đảng ủy - Giám đốc nông trường Lê Hữu Vinh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Thế Phương