Nhà thiết kế Minh Hạnh. Ảnh: NVCC Theếđượcmặcđịnhcóthươnghiệuáodàkèo chấp 1/4 nghĩa là saoo nhà thiết kế Minh Hạnh, từ lâu Huế đã là một địa danh có vẻ đẹp riêng biệt và chiếc áo dài luôn luôn gắn liền với giá trị này. Cũng chính vì thế mà Huế được mặc định "có thương hiệu" áo dài. Với những yêu cầu của một vùng đất di sản trong thời đại này thì áo dài phải trở thành một sản phẩm tiêu dùng đặc trưng của Huế và phải mang tính thương mại cao. Nhiều ý kiến cho rằng, phụ nữ Huế khi khoác lên mình tà áo dài khiến Huế luôn nằm trong trái tim du khách. Bà nghĩ sao về ý kiến này? Tôi nghĩ, không phải bỗng dưng mà Huế có được “vị trí độc tôn" này. Lịch sử đã để lại cho Huế một "di sản khác biệt" nằm trong tiềm thức của người Việt Nam. Cho đến thời điểm này, khi nói đến Huế trong tâm thức người Việt luôn luôn có hình ảnh của chiếc áo dài màu tím, mái tóc thề và chiếc nón lá. Đó là điểm đặc trưng của phụ nữ Huế và nó luôn nằm trong trái tim du khách trong và ngoài nước. Theo bà, so với các tỉnh, thành trong cả nước, áo dài Huế có đặc trưng và khác biệt gì? Huế cần làm gì để lưu giữ và phát huy truyền thống phụ nữ mặc áo dài? Phụ nữ Huế có cốt cách nên khi mặc chiếc áo dài luôn tạo được phong cách riêng biệt. Nhưng muốn lưu giữ được những giá trị này cần phải có phương pháp đúng và giải pháp cụ thể. Cuộc sống của thời đại hôm nay đòi hỏi khắc nghiệt hơn, chúng ta không thể giữ mãi giá trị này bằng những lời hoa mỹ dành cho áo dài mà chính là sự tiếp biến giá trị văn hóa bản địa sẽ làm nên một giá trị mới cho áo dài Huế. Hiện nay, áo dài được biến tấu theo những thể thức khác nhau, hướng đi nào để áo dài Huế tạo nên dấu ấn riêng trong đời sống hiện đại? Bà có gợi ý gì không về phong cách cũng như phương pháp bảo tồn áo dài xứ Huế? Phụ nữ Huế duyên dáng trong tà áo dài khi tham quan Đại Nội Huế. Ảnh: Lê Thọ Chúng ta cần hiểu áo dài là một sản phẩm tiêu dùng có giá trị biểu trưng văn hóa, vì thế khi xây dựng chiến lược phát triển dòng sản phẩm này cần được thực hiện trên cơ sở của sự bền vững. Không phải là những quyết định hành chính lạnh lùng và những người thực thi vô cảm, càng không phải là câu chuyện đi tìm danh xưng mà cụ thể là tạo ra những sản phẩm thuyết phục có giá trị thương mại, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đó là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và Nhà nước. Đây là câu chuyện của những người trí thức có tâm huyết, có nền tảng văn hóa cao. Họ là những người sẵn sàng cống hiến cuộc đời mình vì giá trị của bản sắc văn hóa bản địa và bản sắc dân tộc trường tồn. Chính những giá trị này mới tạo ra được thương hiệu quốc gia phát triển bền vững. Các tỉnh thành hiện đều có những lễ hội áo dài, khuyến khích phụ nữ mặc áo dài. Được biết, bà đã nhiều lần tham dự Festival Huế, vậy điểm nhấn của áo dài xứ Huế qua các lễ hội như thế nào? Huế là nơi tổ chức Lễ hội Áo dài đầu tiên vào năm 2000. Thời điểm ấy, Lễ hội Áo Dài Huế trên cầu Tràng Tiền đã chạm được vào trái tim của tất cả người Việt kể cả kiều bào. Sau hiệu ứng ấy, các tỉnh thành cũng đã theo trào lưu cùng tổ chức Lễ hội Áo dài. Vào mỗi dịp Festival Huế, mọi người trông chờ Lễ hội Áo dài vì đó là câu chuyện được kể bằng các chủ đề qua sự sáng tạo của các nhà thiết kế. Năm 2017, chủ đề của Lễ hội áo dài là "Hội họa Huế trên chiếc áo dài", đó là sự kết hợp giữa các Họa sĩ Huế và các nhà thiết kế. Năm nay, trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế, chủ đề là :"Áo dài trên con đường di sản miền Trung". Câu chuyện của Lễ hội Áo dài Huế không phải là câu chuyện một show diễn để giải trí với những chiếc áo dài nhiều màu sắc rực rỡ không có nội dung, với những cô gái chân dài xuất hiện cùng những danh hiệu rỗng tuếch. Lễ hội Áo dài Huế tự thân đã không phải như thế mà chính là một phương pháp để thể hiện giá trị bản sắc bằng một sản phẩm đặt trưng mang tinh thần rất mới, rất Huế. Rất tiếc, sau gần 20 năm Huế vẫn chưa có biện pháp để xác định Lễ hội Áo dài là thương hiệu của Huế. Nhiều phụ nữ cho rằng mặc áo dài rất bất tiện, vậy làm thế nào để giải quyết điều đó. Làm thế nào để mọi người đến Huế có thể thoải mái mặc áo dài? Đã có một trào lưu khách du lịch nội địa háo hức truyền miệng rằng đến Huế phải may áo dài, một người có thể may đến 5 - 10 bộ. Thợ may áo dài tại Huế rất đẹp vì cẩn thận, giá may rẻ... Tuy nhiên, sau một thời gian dịch vụ chăm sóc khách hàng yêu cầu chuyên nghiệp hơn mỗi ngày, các cơ sở may đo tại Huế đã không thích nghi được điều này và đồng thời sự cạnh tranh khốc liệt ở những địa phương lân cận. Thời đại này nhu cầu của con người thay đổi nhanh không tưởng, vì thế cần tính thích nghi cao để bảo vệ những thành quả và tạo ra cái mới liên tục. Cái mới chính là để giải quyết sự bất tiện, tạo cho người tiêu dùng cảm giác thoải mái tối đa. Vị thế của áo dài Huế đang ở đâu, thưa bà? Làm thế nào để phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu Áo dài? Cả nước đều có truyền thống mặc áo dài, thế nhưng không phải ngẫu nhiên mà ngày nay khi bàn đến chiếc áo dài Việt Nam nhiều người nghĩ đến gốc gác xứ Huế. Đó chính là cái được trong quá khứ vàng son và cái mất của thời đại 4.0. Đây là thời đại của sở hữu vì thế tính chiếm hữu là lẽ tất nhiên. Huế cần xác định ngay thương hiệu Áo dài Huế bằng những hoạt động văn hóa và thương mại. Đó chính là cách xác định sở hữu trí tuệ của áo dài Huế hiệu quả nhất. Thời gian qua, UBND tỉnh triển khai cuộc vận động phụ nữ mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam trong các cơ quan, công sở, trường học và nhận được sự hưởng ứng tích cực. Vào dịp 8-3, tỉnh cũng đã có chủ trương miễn phí vé tham quan đối phụ nữ là du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan các điểm di tích tại TP. Huế, việc làm này nhằm khuyến khích và tôn vinh phụ nữ mặc áo dài truyền thống. Một hội thảo khoa học cấp tỉnh cũng được tổ chức với chủ đề "Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu Áo dài Huế” nhằm tiếp tục phát huy giá trị văn hóa truyền thống đối với trang phục Áo dài Huế, đưa áo dài Huế trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Huế, nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống vẻ duyên dáng của người phụ nữ Cố đô. LÊ THỌ (thực hiện) |