【wap bóng đá số dữ liệu】Đặc khu kinh tế: Hút đầu tư phụ thuộc vào thể chế
Môi trường đầu tư đặc biệt thuận lợi
| ||
GS. Hà Tôn Vinh, Tổng giám đốc Công ty Quản lý Stellar, người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và tư vấn về đặc khu kinh tế |
Luật Đơn vị Hành chính Kinh tế đặc biệt đang được xây dựng để chuẩn bị cho sự ra đời chính thức của 3 đặc khu kinh tế và 3 đặc khu này được kỳ vọng sẽ là những cực tăng trưởng mới, lan tỏa sự phát triển ra toàn nền kinh tế. Việc thành lập 3 đặc khu kinh tế cho thấy Việt Nam chủ động tạo ra một "sân chơi mới", thí điểm những thể chế vượt trội, những chính sách ưu đãi đặc biệt, chưa từng có tiền lệ để thu hút đầu tư.
Về những điểm vượt trội, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các Khu kinh tế, Bộ KH&ĐT cho biết, Luật về đặc khu đã xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi. Đơn cử, Luật đã thu hẹp ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện từ 243 ngành, nghề được áp dụng chung trên phạm vi cả nước xuống còn 131 ngành, nghề được áp dụng riêng tại đặc khu. Trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư kinh doanh tại đặc khu cũng được đổi mới và đơn giản hóa. Trong một số trường hợp cũng sẽ miễn cấp giấy phép xây dựng và thẩm định thiết kế xây dựng dự án đầu tư xây dựng tại đặc khu. Bên cạnh đó, không áp dụng hạn chế điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, về hình thức đầu tư, về phạm vi hoạt động và về đối tác Việt Nam tham gia đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề ưu tiên phát triển của các đặc khu. Đồng thời cho phép lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế đối với hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài giữa nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân tại đặc khu, trong đó, có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài.
Góp ý cho thành công của 3 đặc khu, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nhấn mạnh tới vai trò của khu vực DN FDI. Theo đó, để tối đa hóa lợi ích và hạn chế rủi ro, việc thành lập và thiết kế các đặc khu kinh tế nên được gắn chặt với chiến lược toàn diện về phát triển công nghiệp và FDI, đồng thời tập trung vào việc lựa chọn vị trí, tính kết nối, dịch vụ hạ tầng và cải thiện môi trường kinh doanh. Dẫn bài học thành công từ thực tiễn các đặc khu kinh tế quốc tế như Đặc khu Thâm Quyến (Trung Quốc), Khu tự do Incheon (Hàn Quốc), Khu thương mại tự do Penang (Malaysia), Khu tự do Jebel Ali (Dubai)…, ông Sebastian Eckard đặc biệt, lưu ý: “Thành công của việc lập các đặc khu phụ thuộc chủ yếu vào môi trường đầu tư và vị trí các đặc khu kinh tế, các ưu đãi thông minh đồng thời chú trọng tới đầu tư chiến lược”.
Theo số liệu từ Bộ KH&ĐT, trên thế giới hiện có khoảng 4.500 đặc khu kinh tế tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, song không phải tất cả trong số này đều thành công. Đại diện Ngân hàng Thế giới cho rằng, dù việc lập các khu kinh tế, trong đó có các đặc khu kinh tế là xu thế toàn cầu song đây cũng là mô hình có nhiều rủi ro xuất phát từ sân chơi không bình đẳng, hiệu ứng “quá nhiều tiền”, đặc biệt, sẽ có thể dẫn tới cuộc đua xuống đáy về thuế và pháp quy. Vì thế, thay vì chạy theo việc cắt giảm khuôn khổ, xé rào chính sách để thu hút đầu tư bằng mọi giá, với thế mạnh về công nghiệp chế biến chế tạo và nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam phải tìm kiếm nguồn lực mới, theo đuổi chiến lược phát triển giá trị gia tăng trong xây dựng đặc khu kinh tế.
Làm tổ cho đại bàng như thế nào?
GS. Hà Tôn Vinh, Tổng giám đốc Công ty Quản lý Stellar, người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và tư vấn về đặc khu kinh tế cho rằng, khi vào Việt Nam, các nhà đầu tư đòi hỏi 3 điều: Một là khung pháp lý tốt, có nghĩa là họ thấy rõ quyền lợi, rủi ro và khung pháp lý sẽ bảo vệ quyền lợi của họ. Hai là sự hỗ trợ của Chính phủ phải có lộ trình rõ ràng. Ba là cơ chế về con người. Ông cũng cho rằng: “Đặc khu kinh tế phải là đơn vị hành chính trực thuộc Chính phủ, bởi đây là đơn vị có sức ảnh hưởng, lan tỏa cho sự phát triển kinh tế, uy tín của cả quốc gia chứ không chỉ là đơn vị thuộc tỉnh. Với mô hình chính quyền đặc khu như dự thảo luật hiện nay, theo tôi là không ổn. Đã là đặc khu thì phải có cơ chế cao nhất, đặc biệt nhất chứ không nên giống như mô hình bình thường được”. Chuyên gia này cũng nhấn mạnh, ưu đãi tài chính để mời gọi nhà đầu tư là điều tất yếu, nhưng muốn thu hút được nhà đầu tư chiến lược thì quan trọng hơn chính là các ưu đãi phi kinh tế, phi tài chính, đó là thủ tục hải quan, là cải cách thủ tục hành chính, là cơ chế, chính sách.
Về mô hình chính quyền đặc khu, hiện nay theo dự thảo Luật về đặc khu thì tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại đặc khu là một cấp chính quyền, có HĐND đặc khu và UBND đặc khu được tổ chức tinh gọn, hiệu quả. Chủ tịch UBND đặc khu được giao thẩm quyền lớn để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong thực thi quản lý nhà nước tại đây với 70 thẩm quyền liên quan đến thực hiện hầu hết các thẩm quyền về điều hành, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội tại đặc khu, trong khi đó, HĐND, UBND đặc khu chỉ quyết định những nội dung lớn, quan trọng của đặc khu.
Liên quan tới ưu đãi thuế cho DN, theo dự thảo Luật về đặc khu đã được chỉnh lý, sẽ áp dụng ưu đãi thuế TNDN theo 3 mức, trong đó, ở mức đầu tiên, sẽ áp dụng mức 10% trong 30 năm, miễn 4 năm, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo đối với nhà đầu tư chiến lược ở lĩnh vực công nghệ cao, du lịch văn hóa tại Vân Đồn, đầu tư và kinh doanh cảng biển tại Bắc Vân Phong và công nghệ sinh học, chế biến dược phẩm tại Phú Quốc.
Theo ông Trần Đạo Đức, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CEO, nghiên cứu dự thảo mới nhất của Luật Đặc khu cho thấy, đặc khu là những thử nghiệm về thiết chế với mong muốn tạo ra những tổ đại bàng để đón những con chim đại bàng, vì vậy phải mạnh dạn, cởi mở hơn, tự do hơn về chính sách để thu hút nhà đầu tư. Đến nay, những chính sách ưu đãi trong dự thảo luật chưa có nhiều sự cởi mở, thu hút so với những chính sách đang được áp dụng tại các khu kinh tế. “Dưới góc độ là nhà đầu tư đang đầu tư vào các khu kinh tế sẽ trở thành đặc khu trong tương lai, chúng tôi mong muốn Nhà nước sẽ thông qua Luật với nhiều chính sách ưu đãi hơn, bởi những chính sách về thuế NK, thuế TNDN, thuế Thu nhập cá nhân, hiện nay các KKT đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi tương tự”, ông Trần Đạo Đức nói.
Để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, trong đó có các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đầu tư vào các đặc khu kinh tế, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, hoàn toàn phụ thuộc vào thể chế, chính là Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt mà chúng ta sắp ban hành. “Nhưng không chỉ về Luật được ban hành, các chính sách ưu đãi…, mà tôi quan tâm hơn nữa đến tổ chức thực hiện. Nếu tổ chức thực hiện không tốt, không xây dựng được bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, không tìm được con người tốt, phù hợp với mô hình, không xây dựng hệ thống hạ tầng kết nối được trong nước và quốc tế, không có môi trường thuận lợi, minh bạch, lâu dài, không có chiến lược quảng bá, xúc tiến đầu tư thì nhà đầu tư chiến lược không sẵn sàng tham gia”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý.
相关推荐
-
VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
-
Xây dựng Đắk Lắk là trung tâm của vùng Tây Nguyên
-
Bắc Giang: Duyệt chủ trương đầu tư Dự án khu đô thị hơn 700 tỷ đồng
-
TP.Thủ Dầu Một: Tập huấn quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
-
Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
-
Ngành công nghiệp huyện Phú Giáo: Động lực phát triển kinh tế của địa phương
- 最近发表
-
- Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- Tập đoàn TH khởi công dự án chăn nuôi bò và chế biến sữa tại Cao Bằng
- Đầu tư 3.904 tỷ đồng xây 51,94 km đường Hồ Chí Minh
- Tăng trưởng tích cực, nhiều doanh nghiệp tăng vốn đầu tư
- Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- Quyết tâm đưa thành phố biển Rạch Giá trở thành đô thị loại I vào năm 2025
- Các nội dung chính lấy ý kiến của Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII
- Ninh Thuận: Triển khai xây dựng 8 dự án du lịch trong năm 2023
- Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- Thủ tướng Chính phủ: Nghệ An cần khơi thông điểm nghẽn phát triển, kết nối các ngành nghề
- 随机阅读
-
- Xác minh thông tin bé gái 14 tuổi mang thai 8 tháng cần giúp đỡ
- Điện của Thường trực Ban Bí thư về tăng cường phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ
- Bên trong 2 khu nghỉ dưỡng mới ra mắt của Eurowindow tại Nha Trang
- Gửi phiếu xin ý kiến tất cả đại biểu Quốc hội về thời điểm bỏ hộ khẩu giấy
- Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- Phòng, chống bệnh về da sau mưa lũ
- Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận yêu cầu sửa chữa Công viên biển Bình Sơn
- Chuyên gia BĐS: Đã xuất hiện nhu cầu ‘bắt đáy’
- Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- Hơn 350 dự án với hơn 81.000 căn hộ tại TP HCM sắp được cấp sổ hồng
- Tàu container lớn nhất thế giới cập cảng quốc tế Cái Mép
- Thái Nguyên: Gia hạn đăng ký thực hiện Dự án Khu dân cư Kha Sơn
- Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- Xuất khẩu khởi sắc, doanh nghiệp phục hồi
- Diễn biến trái chiều của thị trường bất động sản dịp cuối năm
- Xây dựng Phú Yên phú cường, không để ai lại phía sau
- Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- Việt Nam đang rất nỗ lực chống khai thác thủy sản bất hợp pháp
- Thị trường nhà phố, shophouse xuất hiện vài điểm sáng nhỏ
- CPI tháng 10/2020 tăng 0,09%: Nhìn sâu vào các nhóm hàng hoá
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Nhà ở cho người thu nhập thấp: Giấc mơ vẫn xa vời
- “Nhỏ giọt” nguồn cung nhà ở xã hội tại TP.HCM
- Đất nào sốt ảo?
- M&A bất động sản khối ngoại lặng sóng
- Công an TX.Thuận An đang khẩn trương điều tra làm rõ
- Làn sóng Covid
- Nâng chất bữa ăn học đường năm học mới – Bài 1
- Cư dân chung cư bạc mặt chờ sổ hồng
- Thanh Hóa: “Sốt đất” tại khu vực Bến En, chính quyền hai lần ra văn bản cảnh báo
- Khoảng trống pháp lý farmstay