Theỹmởlạicánhcửađàmphánthươngmạisongphươngvớnhận định paris saint germaino tờ Financial Times, ưu tiên hàng đầu trong thương mại của Mỹ hiện nay là cắt giảm mức thâm hụt 146 tỷ USD trong thương mại hàng hóa xuyên Đại Tây Dương. Con số này đứng thứ hai chỉ sau mức thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc. “Ba nền kinh tế lớn – nguồn gốc của thâm hụt thương mại của Mỹ bên ngoài khu vực Bắc Mỹ là Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu. Vì vậy, mục tiêu đàm phán thương mại với châu Âu là điều dễ hiểu”, ông Ross cho biết. Động thái này đánh dấu một sự hạ giọng của chính quyền Tổng thống Trump, trước đó đã thúc giục tìm kiếm các thỏa thuận thương mại song phương với các nước thành viên của EU như Đức, mặc dù điều này là không được phép theo luật của EU. Tuy nhiên các quan chức Mỹ hiểu rằng cuộc gặp tuần này với EU không có nhiều khả năng dẫn tới tái khởi động lại đàm phán một cách nhanh chóng. Các cuộc nói chuyện sẽ ít tiến triển cho tới trước cuộc bầu cử ở Đức vào tháng Chín. Tương tự như kế hoạch theo đuổi thỏa thuận song phương với Anh cũng đã nhanh chóng bị hoãn lại, bởi những câu hỏi về sự sẵn sàng mở cửa của EU với Mỹ khi mà nó đang tập trung vào các cuộc đàm phán riêng với London. Ở phía bên kia, các quan chức châu Âu cũng dè dặt về việc tiếp tục đàm phán với Mỹ, vì những khó khăn và khả năng thu hút sự chống đối từ dư luận ở châu Âu, nơi mà ông Trump không nhận được nhiều sự ưa thích. “Trước khi đưa ra quyết định về việc sẽ tiến hành như thế nào, chúng ta cần biết có một mức độ vừa đủ tham vọng và nền tảng chung trong việc tìm kiếm các giải pháp cho những vấn đề khó khăn”, một người phát ngôn của Ủy ban châu Âu EU phát biểu. Ông Ross cho biết, mặc dù hình ảnh được xây dựng về chính quyền mới là lực lượng theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ trong nền kinh tế toàn cầu, Mỹ vẫn có ý định theo đuổi các thoả thuận thương mại với các đối tác kinh tế lớn. Mặc dù một trong những việc làm đầu tiên của ông Trump là rút Mỹ ra khỏi TPP với Nhật Bản và 10 nền kinh tế khác, chính quyền đã cân nhắc sẽ không làm như vậy với Hiệp định hợp tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP). “Rõ ràng đến một lúc chúng tôi cần làm điều gì đó với châu Âu”, ông nói. “Khá lạ lùng khi một chiếc ô tô được đưa từ Mexico đến châu Âu không phải đóng thuế vì họ có thỏa thuận thương mại song phương và một ô tô nhập khẩu từ Mỹ phải nộp đầy đủ khoản thuế”. Mong muốn theo đuổi các thỏa thuận thương mại của Bộ trưởng Bộ Thương mại mới của Mỹ cho thấy sự mâu thuẫn với các thông điệp phát đi từ Washington. Ông Trump tuần trước đã khởi động một cuộc điều tra an ninh quốc gia về nhập khẩu thép, có khả năng dẫn đến xung đột với EU và Trung Quốc. Thêm vào đó, cuối tuần qua, Mỹ đã yêu cầu các nhà lãnh đạo tài chính thế giới từ bỏ ngôn ngữ lên án chủ nghĩa bảo hộ khỏi một tuyên bố kết luận cuộc họp mùa xuân của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Tại các cuộc họp đó, Bộ trưởng Tài chính mới của Mỹ Steven Mnuchin đã thúc giục IMF mở cuộc điều tra sự “mất cân bằng” thương mại và yêu cầu gia tăng áp lực lên các quốc gia có thặng dư lớn như Đức, nền kinh tế lớn nhất của EU./. Ngọc Trang (theo FT) |