【soi keo granada】Tích cực phòng cháy, chữa cháy rừng
Hiện vào cao điểm mùa khô,ựcphngchychữachyrừsoi keo granada đồng thời thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN&PTNT, ngành chức năng cùng các chủ rừng trên địa bàn tỉnh đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp trọng tâm trong phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Theo dự báo về tình hình khí tượng thủy văn của cơ quan chức năng thì trạng thái khí quyển và đại dương đang trong điều kiện El Nino. Do đó, trên lưu vực sông Mekong được dự báo ít có khả năng xuất hiện mưa lớn, đồng thời mực nước trên đầu nguồn sông Cửu Long sẽ ở mức thấp trong những tháng tới đây. Chính vì vậy, từ nay đến cuối mùa khô, nguy cơ cao sẽ xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Hậu Giang. Từ những yếu tố trên đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm trong công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh.
Cán bộ Khu bảo tồn đã và đang tích cực đi tuần tra bảo vệ rừng tại đơn vị.
Quyết liệt nhiều giải pháp
Là đơn vị có diện tích đất rừng lớn nhất của tỉnh, với hơn 2.712ha, trong đó diện tích có rừng là gần 1.500ha; chính vì vậy, ngay từ đầu mùa khô năm nay, lãnh đạo Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Khu bảo tồn) đã chủ động xây dựng kế hoạch và lên phương án PCCCR tại đơn vị mình. Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc Khu bảo tồn, cho biết, ngay sau khi kế hoạch được ban hành từ cuối năm 2023, đơn vị đã bắt tay vào triển khai các công việc theo kế hoạch đề ra vào từng thời điểm cụ thể. Trong đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đơn vị thực hiện từ sớm là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng về các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng (Ban chỉ đạo) tỉnh trong công tác PCCCR đến với toàn thể cán bộ, nhân viên cùng với người dân sống xung quanh Khu bảo tồn.
“Riêng đối với người dân thì từ đầu năm đến nay, đơn vị thường xuyên tuyên truyền bằng loa phóng thanh vào buổi chiều và tối về nội dung giải thích tác hại của việc cháy rừng để mọi người dân hiểu và thực hiện tốt công tác PCCCR, nhất là trong thời gian cao điểm của mùa khô, người dân không được vào rừng đốt ong lấy mật hay đốn sậy. Đặc biệt vào mùa thu hoạch lúa Đông xuân như hiện nay rơi vào thời điểm nắng nóng, do đó đơn vị thường xuyên nhắc nhở bà con khi đốt đồng phải báo cáo với các trạm bảo vệ rừng gần nhất để làm đường ranh cản lửa; còn thời gian đốt đồng phải thực hiện vào lúc chiều mát và có bố trí người canh giữ, dập tắt hết tàn lửa sau khi đốt”, ông Lư Xuân Hội cho biết thêm.
Cùng với nhiệm vụ trên thì từ đầu mùa khô đến nay, Khu bảo tồn còn phối hợp với các ngành chức năng có liên quan của tỉnh, huyện Phụng Hiệp thực hiện nhiều cuộc tuần tra quản lý, bảo vệ và PCCCR tại nhiều khoảnh rừng của Khu bảo tồn. Bên cạnh đó, Khu bảo tồn còn thường xuyên kiểm tra mực nước, độ ẩm, dây leo trên các khu rừng, nhất là tại những khoảnh gò cao như khu Gò Lức; qua đây nhằm xây dựng giải pháp ứng phó hiệu quả cho công tác PCCCR vào từng thời điểm cụ thể. Mặt khác, Khu bảo tồn đã thực hiện kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR tại đơn vị và tổ chức thống kê lực lượng quần chúng tham gia PCCCR để có phương án huy động khi cần thiết.
Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, định kỳ một tháng 4 lần, Khu bảo tồn còn thực hiện khởi động trang thiết bị phục vụ công tác PCCCR, riêng vào thời gian cao điểm mùa khô (dự kiến cuối tháng 3 này), đơn vị sẽ khởi động máy hàng ngày với tư thế sẵn sàng chữa cháy khi có sự cố xảy ra. Song song đó, còn thực hiện dọn vệ sinh nhiều tuyến bờ có vật liệu cháy cao để tạo đường băng cản lửa khi có sự cố cháy xảy ra; đồng thời thực hiện cắt dây leo trên rừng, dọn đường tuần tra và kênh mương để tích trữ, dẫn nước vào rừng phục vụ công tác PCCCR…
Giống như Khu bảo tồn, các địa phương có rừng và chủ rừng trên địa bàn tỉnh cũng đã, đang tích cực triển khai nhiều giải pháp trọng tâm về PCCCR. Theo báo cáo của các chủ rừng thì hiện đơn vị đã xây dựng và ban hành kế hoạch PCCCR tại địa bàn mình quản lý; đồng thời chủ động thực hiện duy tu, sửa chữa những công trình phục vụ PCCCR như: cống, đập trữ nước; tháp canh lửa, camera theo dõi lửa trên rừng; đồng thời thực hiện ký thỏa ước phối hợp với các địa phương giáp rừng về thực hiện công tác PCCCR.
Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, thông tin: Là địa phương có diện tích đất rừng lớn nhất tỉnh, với 5 đơn vị chủ rừng trọng điểm của tỉnh nên vào mùa khô hàng năm, địa phương xác định công tác PCCCR là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện. Do đó, ngay từ đầu mùa khô, địa phương đã tiến hành họp tổng kết, đánh giá về những mặt ưu điểm, hạn chế trong công tác PCCCR của mùa khô năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 đối với tất cả các chủ rừng trên địa bàn huyện. Qua đây nhằm nhắc nhở, động viên các chủ rừng tiếp tục phát huy những giải pháp hay đã làm được, đồng thời sớm khắc phục những mặt còn hạn chế trong công tác PCCCR, từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh và chủ rừng tiến hành kiểm tra thực tế về công tác phòng cháy, chữa cháy tại một số khoảnh rừng trọng điểm của Khu bảo tồn.
Xem xét nâng cấp dự báo cháy rừng
Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, mặc dù qua kết quả kiểm tra mới đây tại một số khu rừng trọng điểm trên địa bàn tỉnh, hiện mực nước trên rừng vẫn còn xem xép, độ ẩm cao, dây leo trên rừng còn xanh; tuy nhiên trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay rất dễ làm cho nước trên rừng bốc hơi nhanh, ẩm độ giảm do thực bì trong rừng bị khô và dây leo trên rừng cũng sẽ khô lá rất nhanh. Trước tình hình trên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đề nghị Ban chỉ đạo tỉnh xem xét nâng mức cảnh báo cháy rừng trên phạm vi toàn tỉnh để các địa phương và chủ rừng chủ động thực hiện quyết liệt hơn các giải pháp PCCCR theo kế hoạch của tỉnh đã đề ra.
Ông Đoàn Ngọc Thân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho hay: Hiện không riêng gì tỉnh Hậu Giang đề xuất nâng cấp dự báo cháy rừng mà trước đó, tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu đã nâng cấp dự báo cháy rừng lên cấp III (cấp cao) và cấp IV (cấp nguy hiểm) trên nhiều cánh rừng do 2 địa phương trên quản lý. Ngoài đề xuất nâng cấp dự báo cháy rừng thì tới đây đơn vị sẽ phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh tổ chức kiểm tra kế hoạch PCCCR tại các đơn vị chủ rừng trong tỉnh; đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, thực tập chữa cháy rừng cho lực lượng chữa cháy của các chủ rừng, cũng như phối hợp với chủ rừng xây dựng tình huống giả định chữa cháy sát với tình hình thực tế tại từng khu rừng.
Trước đề nghị của ngành kiểm lâm tỉnh, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, thống nhất về việc nâng cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh từ ngày 15-3 tới, riêng về cấp độ dự báo thì căn cứ vào tình hình thực tế mà ngành kiểm lâm tỉnh sẽ tham mưu đề nghị. Còn về công tác PCCCR, mặc dù tình hình mực nước, độ ẩm, dây leo trên nhiều khu rừng hiện nay chưa đáng ngại; tuy nhiên, trước những dự báo về tình hình nắng nóng, khô hạn, xâm nhập mặn vào thời gian tới của ngành chức năng thì các chủ rừng trong tỉnh không được lơ là mà luôn chủ động thực hiện tốt các giải pháp PCCCR. Trong đó, cần tập trung vào công tác tuyên truyền, vận động để nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân; đồng thời sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị (nhất là công nghệ thông tin) và các công trình được đầu tư để công tác PCCCR mang lại hiệu quả cao nhất.
Riêng đối với đơn vị thường trực là Văn phòng Ban chỉ đạo tỉnh (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác ứng trực cháy rừng từ tỉnh đến các chủ rừng, bảo đảm tiếp nhận thông tin, báo cáo kịp thời, thông suốt về những nội dung liên quan đến PCCCR đến cấp trên. Ngoài ra, tất cả các khu rừng do Nhà nước quản lý phải tổ chức lực lượng tuần tra liên ngành để kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó có công tác PCCCR…
Hiện diện tích đất rừng trên địa bàn tỉnh là 5.883ha, trong đó diện tích có rừng là 3.776ha. Về rừng đặc dụng của tỉnh có 1.482ha, rừng sản xuất có 2.293ha. Hàng năm, tỉnh xác định có khoảng 1.600ha rừng nằm trong khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy cần được bảo vệ nghiêm ngặt, trong đó tập trung tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, Khu Hòa An - Đại học Cần Thơ, Khu Di tích Căn cứ Tỉnh ủy, Công ty Cổ phần đầu tư Du lịch Miền Nam… |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC