Theầncảithiệnhệthốngthựcthiquyềkq bd hqo số liệu được đưa ra tại Hội nghị cho thấy, năm 2013 đã có 2.147 vụ vi phạm về nhãn hiệu đã xử lý với tổng số tiền phạt trên 18 tỷ đồng, 67 vụ vi phạm về kiểu dáng công nghiệp với tổng số tiền phạt là 199 triệu đồng, 2 vụ vi phạm về chỉ dẫn địa lý với số tiền phạt 4 triệu đồng. Tổng số vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) đã bị xử lý trên cả nước là 2.216 vụ xâm phạm quyền, với gần 18,6 tỷ đồng tiền phạt. Cũng trong năm qua, Cục SHTT đã tiếp nhận 1.501 đơn và đã xử lý 585 đơn khiếu nại về xác lập quyền SHCN, 657 đơn yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và kịp thời cung cấp các ý kiến chuyên môn, hỗ trợ cho các cơ quan thực thi quyền SHCN trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, các cơ quan thực thi đã xử lý hàng trăm vụ xâm phạm quyền SHCN, đặc biệt là nhãn hiệu.
Tính đến hết ngày 30-6, Cục SHTT đã tiếp nhận tổng cộng 72.640 đơn các loại, trong đó, 40.451 đơn đăng ký xác lập quyền SHCN (bao gồm 4.103 đơn sáng chế, 294 đơn giải pháp hữu ích, 2.009 đơn kiểu dáng công nghiệp, 29.210 đơn nhãn hiệu quốc gia, 5 đơn thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, 05 đơn chỉ dẫn địa lý; 4.714 đơn nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định Việt Nam; 114 đơn đăng ký quốc tế có nguồn gốc Việt Nam (12 đơn sáng chế, 102 đơn nhãn hiệu)) và 32.189 đơn các loại khác. Cục SHTT đã xử lý 64.133 đơn các loại, cụ thể: 38.499 đơn đăng ký xác lập quyền, trong đó, chấp nhận bảo hộ 29.268 đối tượng SHCN, từ chối bảo hộ 4.200 đối tượng SHCN, 25.634 đơn các loại khác. |
Mặc dù năng lực chuyên môn của cán bộ tại các cơ quan thực thi quyền SHTT đã được cải thiện và có chuyển biến tích cực. Các cơ quan thực thi quyền SHTT của nhiều địa phương đã có sự chủ động hơn trước trong việc đánh giá, xem xét và xử lý các hành vi xâm phạm quyền. Đây cũng là kết quả của những nỗ lực từ phía các bộ, ngành và địa phương cũng như từ phía Cục SHTT trong việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo kiến thức, pháp luật cho cán bộ các cơ quan thực thi quyền SHTT.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, khi tính hiệu quả của công tác thực thi quyền SHTT trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc đàm phán để ký kết đang có xu hướng đặt ra các yêu cầu ngày càng cao và khắt khe hơn, thì vấn đề cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống thực thi quyền SHTT của nước ta đang trở thành nhiệm vụ có tính cấp bách.
Cục SHTT đánh giá, mặc dù các bộ, ngành và địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác thực thi quyền SHTT nhằm đẩy lùi nạn hàng giả, hàng nhái. Nhưng số liệu trên cho thấy, số vụ xâm phạm quyền SHCN vẫn tiếp tục gia tăng, tổng số tiền phạt trong năm 2013 cũng tăng đăng kể so với các năm trước. Việc xử lý xâm phạm quyền SHCN ở các địa phương tập trung chủ yếu vào đối tượng hàng nhái, hàng giả về nhãn hiệu và xâm phạm kiểu dáng công nghiệp. Hình thức xử phạt được áp dụng chủ yếu là phạt cảnh cáo, phạt tiền và tịch thu hàng giả mạo về SHTT.
Phần lớn các trường hợp xâm phạm được xác định là do thiếu hiểu biết pháp luật của các cá nhân và cơ sở sản xuất kinh doanh nên rất khó khăn cho công tác xử lý vi phạm của các cơ quan, đơn vị thực thi. Các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT chủ yếu bị xử lý bằng biện pháp hành chính. Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự chưa được các chủ thể quyền quan tâm nên chưa có tính răn đe mạnh mẽ.
Theo đại diện Cục SHTT, nhằm giải quyết khiếu nại trong SHTT một cách chính xác, khách quan và nhanh chóng, hỗ trợ cho các cơ quan thực thi quyền SHTT trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền, đòi hỏi DN, cơ quan thực thi cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn về SHTT đối với cán bộ các cơ quan thực thi quyền SHTT, thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT với nhau và với các cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT ở cả trung ương và địa phương.
Lê Bùi