【du doan bongdanet】TPHCM: Doanh nghiệp vào đà tăng trưởng sản xuất
作者:Thể thao 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 06:13:33 评论数:
Sản xuất của doanh nghiệp đang vào đà tăng trưởng |
Nhiều tín hiệu khởi sắc
Theo đánh giá của TPHCM, xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh quý 3/2023 so với quý 2/2023 đã có tín hiệu khởi sắc.
Cụ thể, có 31,8% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt lên; 35,4% giữ ổn định và 32,8% khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước có đánh giá lạc quan nhất với 89,7% doanh nghiệp cho rằng tốt lên và giữ ổn định; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài nhà nước lần lượt là 65,3% và 65,2%.
Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9 năm 2023 ước tính tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 9 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ như: bao bì đóng gói bằng plastic tăng 31,8%; phân khoáng hoặc phân hóa học tăng 26,8%; sữa hoặc kem đặc có hoặc không có đường tăng 15,6%; tivi tăng 11,9%.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 9 năm 2023 ước tính tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ cho thấy tín hiệu tích cực về sự phục hồi của ngành công nghiệp TPHCM.
Tính chung 9 tháng năm 2023, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp tăng 0,1% so với cùng kỳ. Trong đó, có 9/23 ngành công nghiệp cấp II có chỉ số tiêu thụ tăng; một số ngành tăng cao như: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 68,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 65,5%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 27,9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 20,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 19,9%...
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TPHCM, chỉ số lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 9 năm 2023 tăng 0,5% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng năm 2023, chỉ số lao động giảm 2,3% so với cùng kỳ. Trong đó, một số ngành có chỉ số lao động tăng như: sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 31,4%; sản xuất xe có động cơ tăng 30,0%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 25,1%.
Dự báo tình hình quý 4/2023 so với quý 3/2023, có 35,8% doanh nghiệp đánh giá tốt hơn; 36,8% giữ ổn định và 27,3% khó khăn hơn. Trong đó, có 76,9% doanh nghiệp nhà nước có cái nhìn tích cực về tình hình kinh doanh trong quý 4/2023, tỷ lệ này ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài nhà nước là 73,3% và 70,3% tương ứng.
Giữ vững vai trò "đầu tàu"
Theo báo cáo của UBND TPHCM, hoạt động của doanh nghiệp đã tác động đến số thu ngân sách của TPHCM. Mức giảm thu đã hẹp dần lại, nhiều lĩnh vực đã tăng thu. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 9 tháng năm 2023 ước thực hiện 326.193 tỷ đồng, đạt 69,4% dự toán và giảm 6,4% so với cùng kỳ.
Trong đó, thu nội địa ước thực hiện 214.163 tỷ đồng, đạt 69,6% dự toán, chiếm 65,6% tổng thu cân đối và giảm 3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, số thu ngân sách từ khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã khởi sắc và tăng trưởng.
Cụ thể, số thu ngân sách từ khu vực ngoài nhà nước ước thực hiện 64.342 tỷ đồng, đạt 73,9% dự toán, chiếm 19,7% tổng thu và tăng 10,3%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước thực hiện 51.872 tỷ đồng, đạt 73,9% dự toán, chiếm 15,9% tổng thu và tăng 0,2%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước thực hiện 93.508 tỷ đồng, đạt 64,1% dự toán, chiếm 28,7% tổng thu cân đối và giảm 11,3%.
Để phát huy những kết quả tích cực, giải quyết những khó khăn, tồn tại và giữ vững vai trò đầu tàu, TPHCM đề ra các nội dung cần tập trung giải quyết tốt rong 3 tháng còn lại của năm 2023.
Một là, tiếp tục đẩy nhanh việc vận hành các cơ chế, chính sách mà Nghị quyết 98/2023/QH15 quy định như: Các dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng được áp dụng loại hợp đồng BOT; việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn Thành phố; việc hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
Hai là, tập trung giải quyết các khó khăn còn tồn đọng trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý trong các dự án, khơi thông thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đẩy nhanh hoàn thuế, giảm thuế giá trị gia tăng, cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút các dự án FDI có vốn lớn gắn với quá trình chuyển giao công nghệ hiện đại…
Ba là, bám sát theo dõi diễn biến của thị trường tài chính, tiền tệ, tình hình xuất nhập khẩu để có chính sách linh hoạt kịp thời. Mở rộng việc tiếp cận nguồn vốn vay cho doanh nghiệp, người dân, như: gói tín dụng 120.000 tỷ cho vay nhà ở xã hội; gói tín dụng 20.000 tỷ của các công ty tài chính.
Bốn là, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp kích cầu tiêu dùng nội địa, qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước; tăng cường kết nối giao thương giữa các địa phương, các quốc gia để tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài nước. Tăng cường kiểm soát công tác bình ổn giá, đảm bảo không để xảy ra hiện tượng khan hiếm giả tạo hoặc tăng giá cục bộ ở một số mặt hàng.
Năm là, tiếp tục triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy nhanh việc thực hiện các Đề án, Chương trình trọng điểm của Thành phố như: Đề án Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam đặt tại TPHCM, Chương trình chuyển đổi số, Đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế, Đề án Y tế thông minh, Đề án về dữ liệu dân cư…