发布时间:2025-01-26 01:34:59 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá yêu cầu các bộ, ngành trong điều hành giá từ nay đến cuối năm không điều chỉnh giá làm tăng CPI, đồng thời rà soát tiếp tục giảm giá các hàng hóa, dịch vụ có thể giảm để kiểm soát CPI ở mức dưới 4%.
Sáng 29/5, Ban Chỉ đạo điều hành giá họp đánh giá kết quả thực hiện công tác điều hành giá 5 tháng đầu năm 2018, dự báo, kiến nghị điều hành giá tháng 6 và những tháng còn lại của năm. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp.
CPI tháng 5 tăng 0,55%
Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính Nguyễn Anh Tuấn thay mặt Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá (Nhóm giúp việc) báo cáo kết quả thực hiện công tác điều hành giá 5 tháng đầu năm 2018, dự báo, kiến nghị điều hành giá tháng 6 và những tháng còn lại của năm. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, mặt bằng giá cả thị trường 5 tháng đầu năm biến động theo hướng tăng tương đối cao trong 2 tháng đầu năm, giảm nhẹ trong tháng 3 và tăng dần trở lại trong 2 tháng tiếp theo. So với tháng trước, CPI tháng 1 tăng 0,51%, tháng 2 tăng 0,73%, tháng 3 giảm 0,27%, tháng 4 tăng 0,08%, tháng 5 ước tăng 0,55% là mức tăng cao nhất trong vòng 6 năm qua. Bình quân 5 tháng tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước.
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng trong 4 tháng đầu năm tương đối sát với kịch bản dự báo, tuy nhiên, theo nhận định của Nhóm giúp việc, tháng 5 đã xuất hiện một số nguy cơ gây áp lực khá lớn lên mặt bằng giá xuất phát từ yếu tố thị trường, như: Giá một số nhiên liệu, nhất là giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng cao; giá lương thực; giá thịt lợn; giá gas tăng. “Các nhân tố gây tăng giá trong tháng 4 và 5 đều xuất phát từ yếu tố thị trường, trong khi về cơ bản hầu như không có yếu tố tăng giá mới xuất phát từ công tác điều hành giá của Chính phủ”, Nhóm giúp việc nhận định.
Dự báo chỉ số giá tháng 6, sẽ tiếp tục chịu áp lực bởi một số yếu tố thị trường, như: Giá xăng dầu thế giới vẫn tiếp tục biến động phức tạp, giá LPG, giá gạo, giá thịt lợn... Do đó, CPI tháng 6 dự báo so với tháng trước có thể tăng từ 0,43% - 0,85%; CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2018 sẽ ở mức 3,25% - 3,32%.
Rà soát giảm giá một số hàng hóa, dịch vụ
Từ nay đến cuối năm, Nhóm giúp việc dự báo một số yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như: Nhu cầu tiêu thụ trong nước đối với một số thực phẩm tươi sống ổn định, thời tiết thuận lợi khiến nguồn cung dồi dào; giá thuốc chữa bệnh tiếp tục phấn đấu giảm từ 10 -15% theo kế hoạch đấu thầu thuốc tập trung; giá một số dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế dự kiến giảm từ 15/7/2018; giá cước kết nối thoại giữa các mạng di động giảm 20% từ ngày 1/5/2018; lạm phát cơ bản, tỷ giá, lãi suất hiện vẫn đang được điều hành ổn định...
Để bình ổn giá những tháng còn lại của năm, Nhóm giúp việc đề xuất thực hiện giữ ổn định mức giá đối với các mặt hàng do Nhà nước định giá; tiếp tục rà soát để đẩy nhanh thực hiện giảm giá đối với các mặt hàng có khả năng giảm. Đối với hàng hóa đã thực hiện theo cơ chế giá thị trường như giá xăng dầu, lương thực, thịt lợn... cần điều hành hài hòa, chủ động điều phối để tránh trường hợp khan hiếm cục bộ đẩy giá lên cao. Bên cạnh đó, cần tiếp tục điều hành lãi suất, tiền tệ, tỷ giá ổn định, kiểm soát cung ứng tiền hợp lý, nhất là thực hiện các giao dịch thoái vốn tại doanh nghiệp; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, chủ động kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về điều hành giá các mặt hàng thiết yếu để kiểm soát lạm phát kỳ vọng.
Đây cũng là những yêu cầu mà Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá lưu ý với các bộ, ngành. Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý việc rà soát để đẩy nhanh việc giảm giá một số hàng hóa, dịch vụ theo lộ trình. Theo Phó Thủ tướng, cần giữ ổn định mức giá các mặt hàng do Nhà nước định giá; đồng thời, tiếp tục giảm giá mặt hàng có thể giảm giá, rà soát để có thể giảm mạnh (thuốc chữa bệnh, thiết bị vật tư y tế...); rà soát để giảm giá sử dụng dịch vụ BOT đối với các trạm đã có kết quả kiểm toán...
Phó Thủ tướng lưu ý, cần khẩn trương hoàn thiện thông tư sửa đổi Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC để đưa vào áp dụng từ 15/7/2018. Theo Phó Thủ tướng: “Với 80 dịch vụ giảm giá vào thời điểm này là hết sức phù hợp. Đồng thời cơ quan chức năng quyết liệt tổ chức đấu thầu thuốc; sớm thí điểm đấu thầu trang thiết bị vật tư y tế. Đây là nhóm các dịch vụ có dư địa giảm lớn, làm giảm áp lực lên mặt bằng giá”.
Với giá xăng dầu, giá điện, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị trong trường hợp giá xăng tăng, thì “điều chỉnh mạnh” Quỹ Bình ổn giá để hạn chế tăng giá và điện phải tiết giảm chi phí, tính toán để không điều chỉnh giá trong năm 2018. “Nhìn chung không điều chỉnh tăng các loại phí, giá làm tăng CPI và tăng chi phí của doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng nói.
Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá cũng lưu ý cần tăng cường tuyên truyền, chủ động kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về công tác điều hành giá các mặt hàng thiết yếu, để kiểm soát lạm phát kỳ vọng. Với các giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng tin tưởng rằng, CPI năm 2018 “hoàn toàn được kiểm soát trong tầm tay, dù khó khăn vẫn đảm bảo theo đúng mục tiêu Quốc hội đề ra”.
Dự báo chỉ số giá tháng 6, sẽ tiếp tục chịu áp lực bởi một số yếu tố thị trường, như: Giá xăng dầu thế giới vẫn tiếp tục biến động phức tạp, giá LPG, giá gạo, giá thịt lợn... Do đó, CPI tháng 6 dự báo so với tháng trước có thể tăng từ 0,43% - 0,85%; CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2018 sẽ ở mức 3,25% - 3,32%. |
Minh Anh
相关文章
随便看看