【nhan dinh bong da c1】Thận trọng khi tăng học phí, viện phí

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:30:41 评论数:
TS. Nguyễn Đức Độ,ậntrọngkhitănghọcphíviệnphínhan dinh bong da c1 Phó viện trưởng Viện Kinh tếtài chính(Bộ Tài chính).

Giá điện bán lẻ bình quân tăng 3%, cầu trong nước tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ, nên đáng ra, lạm phát phải tăng mạnh, nhưng thực tế không phải như vậy. Theo ông, vì sao?

Giá bán lẻ điện bình quân tăng 3% kể từ ngày 4/5/2023, cộng với thời tiết nắng nóng kéo dài, nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng đột biến, nhưng CPI tháng 6/2023 chỉ tăng 0,67% so với tháng 12/2022, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, CPI 6 tháng đầu năm chỉ tăng 3,29%. Nguyên nhân chính là cầu trong nước chưa phục hồi, còn cầu nước ngoài (xuất khẩu) suy giảm mạnh mẽ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng6 tháng đầu năm nay theo giá hiện hành tăng gần 11%, thấp hơn so với mức tăng 12,2% của 6 tháng đầu năm 2022. Nếu trừ đi yếu tố lạm phát, thì cầu nội địa tăng 8,4%, cũng chỉ tương đương 6 tháng đầu năm 2022. Như vậy, cầu trong nước tiếp tục đà tăng trưởng, nhưng chưa phục hồi như trước đại dịch Covid-19.

Còn cầu tiêu dùng ở các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, sau thời gian bùng nổ nhờ tiền hỗ trợ của Chính phủ cho người dân trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, chi tiêu của người dân giảm mạnh do nguồn tiền này bị cắt, cộng với việc lãi suất ở các nước tăng liên tục, khiến xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm giảm hơn 12%. Cầu yếu thì lạm phát thấp là đương nhiên.

Theo ông, còn nguyên nhân nào nữa?

Cầu tiêu dùng yếu, cầu đầu tưcũng rất yếu. Cụ thể, tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ đầu năm đến nay chỉ tăng 4,7% - thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 9,2% cùng kỳ năm 2022.

Mặc dù mấy tháng qua, Ngân hàngNhà nước đã có động thái chưa từng có là giảm lãi suất điều hành liên tiếp 4 lần với mức giảm từ 0,5% đến 2%/năm, nhưng tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng 2,53% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm trước tăng 3,3%); tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 3,13%, trong khi cùng kỳ năm trước tăng 8,51%.

Tăng trưởng tín dụng thấp cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Nguyên nhân chủ yếu do doanh nghiệpxuất khẩu thiếu đơn hàng, một số nhóm khách hàng có nhu cầu, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn hoặc còn vướng mắc về thủ tục pháp lý. Còn người dân do thu nhập hạn chế cũng ngại vay tiêu dùng.

Tín dụng tăng trưởng thấp, cung tiền yếu, nhu cầu đầu tư, chi tiêu giảm, vòng quay tiền tệ chậm lại là nguyên nhân chính khiến lạm phát thấp.

Trong điều kiện như thế, ông dự báo thế nào về lạm phát năm nay?

Tổng cầu yếu, cung tiền tăng trưởng chậm, lãi suất thực cao, tỷ giá và giá dầu khó tăng mạnh, nên CPI năm nay ở mức thấp, dự báo khoảng 2,5%, với biên độ cộng/trừ 0,5 điểm phần trăm, tức là thấp hơn rất nhiều so với mức trần 4,5% được Quốc hội cho phép.

Lãi suất đang giảm sẽ kích cầu đầu tư, tiêu dùng, vậy dựa vào đâu, ông dự báo lạm phát năm nay chỉ quanh mức 2,5%?

Lãi suất điều hành đã giảm 4 lần liên tiếp, các ngân hàng thương mại cũng đã giảm cả lãi suất huy động và cho vay, nhưng do trước đây huy động với lãi suất quá cao, nên mặc dù lãi suất cho vay giảm, nhưng  lãi suất cho vay bình quân ở nửa cuối tháng 6 vẫn là 8,9%/năm.

CPI tháng 6/2023 so với cùng kỳ tăng 2%, lãi suất cho vay là 8,9%/năm, như vậy, mức lãi suất cho vay thực là 6%/năm, cao hơn rất nhiều so với lãi suất trung bình giai đoạn 2013-2021 (tương ứng là 5,9% và 4,6%). Đây là mức lãi suất cản trở phục hồi và tăng trưởng kinh tế, hạn chế đầu tư cũng như tiêu dùng.

Lạm phát thấp là cơ hội để điều chỉnh học phí, viện phí và các dịch vụ công khác theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, thưa ông?

Do chịu tác động bởi Covid-19, thu nhập của người dân không tăng, thậm chí giảm, Chính phủ đã yêu cầu lùi thời hạn tăng học phí, viện phí cũng như dịch vụ công khác khiến giá (phí) dịch vụ công càng ngày càng xa rời thị trường do lạm phát. Chúng ta đang theo đuổi cơ chế thị trường, thì giá dịch vụ công phải tiệm cận giá thị trường.

Lạm phát thấp, thu nhập của người dân bắt đầu được cải thiện, kinh tế đạt mức tăng trưởng khá chính là thời cơ vàng để điều chỉnh tăng giá dịch vụ công, trước mắt là học phí tại các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập, nhưng phải hết sức thận trọng.

Thưa ông, vì sao phải thận trọng khi tăng học phí, viện phí, trong khi lạm phát thấp và mấy năm qua không tăng học phí, viện phí?

Nếu tăng học phí theo đúng lộ trình được quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP, thì cũng không khiến CPI tăng nhiều, vẫn bảo đảm kiểm soát lạm phát dưới 4,5%. Tuy nhiên, học phí, viện phí không đơn thuần là giá dịch vụ theo thị trường, mà chính sách viện phí, học phí còn phải thực hiện cả nhiệm vụ chính trị, bảo đảm an sinh xã hội, tạo điều kiện để mọi người dân đều được học hành, được chăm sóc sức khỏe.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, thu nhập bình quân của người lao động trong 6 tháng đầu năm là 7 triệu đồng/tháng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu trừ đi lạm phát 3,29%, thì mức tăng thực chỉ 4,3%, mà học phí, viện phí tăng 10-20%, thì đời sống của người dân sẽ giảm xuống, các chính sách kích cầu tiêu dùng giảm hiệu quả.