【đội hình lecce gặp ac milan】Doanh nghiệp nhà nước chuyển mình trước vận hội mới
作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 09:57:01 评论数:
Vai trò của lực lượng tiên phong
Cuối năm 2021,ệpnhànướcchuyểnmìnhtrướcvậnhộimớđội hình lecce gặp ac milan ba doanh nghiệp đầu tiên công bố triển khai thí điểm loại hình tiền tệ mới mẻ chưa từng có ở Việt Nam là Mobile Money đều là các doanh nghiệp nhà nước. Đó là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Viễn thông MobiFone và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là một trong ba doanh nghiệp đầu tiên công bố triển khai thí điểm loại hình tiền tệ mới mẻ chưa từng có ở Việt Nam là Mobile Money. |
Mobile Money là một hệ sinh thái tài chính số có nhiều tính mới và hiện đại, có những đặc thù riêng so với các phương tiện thanh toán khác do tính chất không cần tài khoản ngân hàng, không cần internet, dịch vụ có thể vươn tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Do đó, Mobile Money sẽ khỏa lấp vào khoảng trống thị trường mà các phương tiện thanh toán khác còn chưa bao phủ hết.
Ông Ngô Diên Hy - Phó Tổng giám đốc VNPT cho biết, hệ thống của VNPT đã được trang bị đầy đủ tương đương như hệ thống “core banking” của khối ngân hàng - tài chính và có khả năng truy vết các gian lận. “VNPT cũng đang là đối tác cung cấp dịch vụ cho rất nhiều tổ chức ngân hàng - tài chính và công nghệ định danh (eKYC) của VNPT cũng đảm bảo yếu tố an toàn cho khách hàng sử dụng dịch vụ” - ông Hy nói.
Trên đây chỉ là một ví dụ thực tế cho thấy, doanh nghiệp nhà nước không phải lúc nào cũng “trì trệ, chậm tiến” như trong suy nghĩ một số người, mà thực chất nhóm doanh nghiệp này giữ vai trò tiên phong, dấn thân khải mở trong cả những lĩnh vực phức tạp đòi hỏi cao về công nghệ.
Từng bước khắc phục những mặt yếu kém
Câu chuyện vừa nêu là một ví dụ thực tế, nhưng nói vậy không có nghĩa để che đậy những tồn tại yếu kém của khối các doanh nghiệp nhà nước mà xã hội đặt ra bấy lâu nay. Đó là câu chuyện về hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Hiệu suất sinh lời trên tài sản còn thấp hơn so với các khối doanh nghiệp khác. Việc thực hiện tái cơ cấu thời gian qua còn chậm, mới chỉ tập trung vào việc sắp xếp các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty, tập đoàn kinh tế theo hướng thu gọn số lượng doanh nghiệp nhà nước; chưa chú trọng đến các định hướng, giải pháp có tính đột phá về khoa học, công nghệ, nhân lực chất lượng cao và một chiến lược kinh doanh dài hạn có tính khả thi cao…
Những vấn đề trên đã được nhắc nhiều trong các tham luận, các hội thảo, các báo cáo, công trình nghiên cứu… về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Những thực trạng trên tuy đã dần được khắc phục phần nào thời gian qua, nhưng vẫn còn tồn tại đặt ra câu chuyện cần tiếp tục có những cái nhìn mới và linh hoạt hơn trong việc cải cách mô hình quản trị tại các doanh nghiệp nhà nước.
Từ năm 2018, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) đã được thành lập, đây là cơ quan thay mặt Chính phủ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước tại các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn. Việc CMSC thực hiện tách bạch vai trò quản lý vốn tại doanh nghiệp với vai trò quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương… cũng đang phần nào giúp các doanh nghiệp nhà nước khắc phục được các yếu kém cố hữu bấy lâu. Cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đang tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế và tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường.
Theo ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch CMSC, để nâng cao hiệu quả quản trị vốn nhà nước, Ủy ban cũng đang triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số trong hoạt động của Ủy ban. Cụ thể, CMSC đang tiếp tục duy trì vận hành hệ thống phần mềm thông tin nội bộ chỉ số phục vụ giám sát, đánh giá doanh nghiệp, qua đó thể hiện cách làm mới minh bạch và khoa học nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Sẽ có cơ chế thu hút vốn ngoại
Mục tiêu trong quản trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp thời gian sắp tới là đẩy mạnh cổ phần hóa dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch, lên sàn chứng khoán, đặc biệt chú trọng việc phòng chống lợi ích nhóm, tham nhũng trong tất cả các hoạt động, các khâu của cổ phần hóa. Ngoài ra, việc quản trị vốn nhà nước cũng được lãnh đạo Chính phủ đặt ra là phải hạn chế tối đa những tiêu cực trong doanh nghiệp nhà nước, giảm chi phí bất hợp lý, khắc phục tình trạng “sân sau”, “cha chung không ai khóc”.
Một trong những cơ chế thí điểm dự kiến sẽ triển khai, nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn nhà nước, đó là việc xây dựng Đề án khuyến khích khu vực đầu tư nước ngoài mua phần vốn tại doanh nghiệp nhà nước.
Đề án này hướng đến việc hoàn thiện các chính sách pháp lý nhằm thu hút, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia với vai trò là nhà đầu tư chiến lược mua phần vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Mục đích nhằm góp phần cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao hiệu quả trên nền tảng phát triển công nghệ, tăng năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, hình thành đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có trình độ cao. Đề án hướng tới lợi ích của 3 bên là nhà nước, doanh nghiệp và các cổ đông khác. Trong đó, Nhà nước với vai trò là bên bán vốn, sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ giúp tăng cường tính cạnh tranh và nâng cao hiệu quả thoái vốn, gia tăng giá trị thu về cho Nhà nước…
Doanh nghiệp nhà nước thể hiện rõ vai trò bảo đảm cân đối lớn |