游客发表

【soi kèo girona vs bilbao】Đồng Bằng Sông Cửu Long: Hướng tới xuất khẩu nhãn

发帖时间:2025-01-10 21:41:54

Nhãn là một trong những loại cây ăn trái được trồng khá phổ biến ở các tỉnh ĐBSCL. Tuy nhiên,ĐồngBằngSngCửuLongHướngtớixuấtkhẩsoi kèo girona vs bilbao thời gian qua do ảnh hưởng dịch bệnh chổi rồng hoành hành trên diện rộng đã khiến hàng loạt vườn nhãn bị thiệt hại nặng. Ngành nông nghiệp, cùng chính quyền địa phương và nông dân đã bỏ ra nhiều công sức để khôi phục lại...

Thu hoạch nhãn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Tìm hướng đi mới   

Ông Nguyễn Văn Năm, ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, cho biết: “Vùng này nằm cạnh sông Hậu nên trồng cây ăn trái rất phù hợp và cây nhãn được người dân chuộng để canh tác, bởi dễ chăm sóc, tuổi thọ cao. Thế nhưng mấy năm qua, bệnh chổi rồng tấn công liên tục làm cây nhãn bị hư lá, quéo bông, không đậu trái, gây thiệt hại vô kể…”. Tại tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang… nhiều nông dân cũng khốn đốn vì dịch bệnh chổi rồng hoành hành trên vườn nhãn.

Do dịch bệnh chổi rồng tấn công trên diện rộng nên năm 2013, có 7 tỉnh ở ĐBSCL gồm Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Tiền Giang, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ công bố dịch chổi rồng trên nhãn. Mỗi tỉnh cũng đã bỏ ra hàng chục tỉ đồng hỗ trợ nông dân điều trị, nhưng kết quả chưa như mong muốn. Để cứu cây nhãn, ngành nông nghiệp cùng các nhà khoa học và nông dân đã vào cuộc quyết liệt tìm cách phòng trị, tìm hướng đi mới cho cây nhãn. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã ban hành quy trình kỹ thuật phòng, chống bệnh chổi rồng để các địa phương hướng dẫn nông dân phòng, chống bệnh. Bộ NN&PTNT giao cho Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam triển khai các mô hình hỗ trợ nông dân quản lý bệnh chổi rồng, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ nhện lông nhung đúng thời điểm, đúng phương pháp… đem lại hiệu quả.

Cùng với phòng trị quyết liệt thì nhiều nông dân ở ĐBSCL còn nỗ lực tìm giống nhãn kháng bệnh để tiếp tục phát triển. Ông Phạm Hữu Hiện, ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, kể: “Qua tìm hiểu, tôi thấy Idol là giống nhãn của Thái Lan được du nhập vào nước ta khá lâu. Nhãn Idol có ưu điểm nổi trội hơn các giống nhãn hiện có trong vùng là ít bị sâu bệnh, năng suất cao, tỷ lệ hao hụt thấp. Trái có hạt nhỏ, cơm dày, thơm và ngọt lịm. Thấy vậy nên tôi tìm mua 10.000 cây đem về cù lao An Hòa trồng thử”. Theo ông Hiện, thời gian đầu chưa thích nghi nên nhãn trồng không ra hoa, khiến các nhà vườn chán nản. Riêng ông Hiện vẫn âm thầm tìm hết cách này tới cách khác xử lý đủ loại phân thuốc... Thế rồi sau 3 năm thử nghiệm thì cây nhãn Idol mới chịu cho bông. Ông Hiện nhanh chóng đem kỹ thuật có được hướng dẫn lại cho bà con. Ông Mười Một, ngụ xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, tâm sự: “Cũng nhờ ông Hiện chỉ cách xử lý nên tôi canh tác giống nhãn Idol thành công không bị bệnh chổi rồng. Hiện nay, với 10 công nhãn Idol đã đem lại cho gia đình tôi thu nhập 500-800 triệu đồng mỗi năm”. Theo quan sát, nếu như bệnh chổi rồng gây hại cho khoảng 90% các vườn nhãn khác thì nhãn Idol chỉ bị bệnh khoảng 5-10%, nhưng sau đó tự khỏi bệnh. Năng suất nhãn Idol cũng đạt cao từ 25-30 tấn/ha và chỉ cần giá bán dao động 25.000-30.000 đồng/kg thì nông dân có thu nhập 500-700 triệu đồng/ha/năm.

Tại Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long… nhiều nông dân cũng chủ động chuyển đổi sang nhãn Idol nhằm kháng bệnh và tăng giá trị. Ông Nguyễn Văn Phúc, ở xã Chánh An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, cho biết: “Khi phát hiện giống nhãn Idol ít bị chổi rồng, năng suất cao, chất lượng tốt nên tôi liền đốn bỏ vườn nhãn giống cũ nhằm trồng nhãn Idol. Do đây là giống ngoại chưa phù hợp với khí hậu vùng ĐBSCL nên tôi ghép cây Idol với cây long nhãn. Thế là cây phát triển tốt và từ 4 công nhãn Idol đầu tiên nay tôi nhân rộng lên 40 công. Nếu nhãn Idol có tuổi từ 7 năm trở lên thì năng suất có thể đạt khoảng 2-4 tấn/công, giá chỉ cần 30.000 đồng/kg là trúng đậm”.

Hướng tới xuất khẩu

Mấy năm nay, khi cây nhãn Idol tạo chỗ đứng vững chắc ở vùng ĐBSCL thì điều khá bất ngờ là có nhiều đối tác tìm đến đặt hàng để xuất khẩu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ… Ông Phạm Hữu Hiện, ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, bộc bạch: “Để trái nhãn Idol đi xa thì giải pháp quan trọng là sản xuất theo hướng sạch và nông dân đã mạnh dạn canh tác theo tiêu chuẩn GAP. Làm được điều này phải quy tụ bà con vào tổ hợp tác cùng liên kết lại nhằm sản xuất theo đúng quy trình, có ghi chép sổ sách đàng hoàng, mọi biện pháp canh tác phải đảm bảo an toàn thực phẩm”.

Việc sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn GAP ở cù lao An Hòa đã nhận được sự chú ý của nhiều nhà nhập khẩu quốc tế. Tháng 10-2014, sau các đợt kiểm tra của các chuyên gia Mỹ và Cục Bảo vệ thực vật… Phía Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ đã cấp mã code cho vùng trồng nhãn An Hòa đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Sau đó, Công ty Nhiệt Đới (tỉnh Bến Tre) đã thu mua nhãn An Hòa để xuất sang thị trường Mỹ với tên gọi “Nhãn IDO Việt Nam”. Cùng với cù lao An Hòa thì còn có 3 vùng trồng nhãn khác ở Bến Tre và Cần Thơ cũng được cơ quan chức năng Mỹ cấp mã số cho vùng trồng. Đây được xem là bước phát triển nhảy vọt cho cây nhãn ĐBSCL.

UBND huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp, cho biết huyện đã xác định nhãn là cây trồng chủ lực nên không ngừng đầu tư trên nhiều mặt. Trong đó, chú trọng liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra, hướng tới gia tăng xuất khẩu. Điều đáng mừng là nhãn Châu Thành đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu. Đến thời điểm này diện tích trồng nhãn của huyện lên 3.480ha và mục tiêu đến năm 2020 là 4.000ha nhằm phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Nhãn Idol là loại cây ăn trái mang giá trị kinh tế cao, dễ trồng, có thể xử lý ra hoa để sản xuất rải vụ quanh năm, giúp người dân thu lợi nhuận từ 500-700 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 11 lần so với trồng 3 vụ lúa/năm, gấp 7, 8 lần so với ổi và 1,56 lần so với xoài. Những năm qua, người trồng nhãn ở huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp liên kết với các công ty, doanh nghiệp để xuất khẩu nhãn sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu...

 

Bài, ảnh: HƯNG TÂN

    热门排行

    友情链接