Được làm từ loại trái cây nổi tiếng ở Bình Dương,ỏigàmăngcụtgâysốtdukháchùnùnđổvềBìnhDươngnếmđặcsảntrứhạng ba tây ban nha món gỏi gà măng cụt từ lâu đã trở thành đặc sản thơm ngon được thực khách truyền tai nhau nhất định phải thưởng thức nếu có dịp du lịch tới vùng đất này.
Tuy không phải món ăn mới, song thời gian gần đây, gỏi gà măng cụt bất ngờ gây “sốt” trên nhiều diễn đàn mạng về du lịch và nhanh chóng tạo thành trào lưu ẩm thực, hút khách “bắt trend”.
Thời điểm măng cụt vào mùa là từ tháng 4 đến cuối tháng 6. Ngoài măng cụt chín, người dân còn thu hoạch cả măng cụt xanh để phục vụ cho khách có nhu cầu chế biến món ăn (Ảnh: Trang Nguyễn).
Ở Bình Dương, măng cụt Lái Thiêu là ngon nhất. Bởi vậy, không ít du khách từ các tỉnh thành lân cận chấp nhận di chuyển quãng đường xa vài chục cây số để tới đây thưởng thức món đặc sản trứ danh.
Thậm chí, nhiều thực khách ở miền Bắc chưa có cơ hội đặt chân tới “thủ phủ” măng cụt cũng không ngần ngại chi từ vài trăm nghìn đồng cho đến cả triệu đồng để tìm mua và thưởng thức món gỏi chua ngọt lạ miệng này.
Nếu như măng cụt chín được bán với giá khoảng 40.000 - 65.000 đồng/kg thì măng cụt xanh lại có giá cao gấp chục lần vì đây là nguyên liệu chế biến nên món gỏi gà nức tiếng (Ảnh: Huynh Hong Dao).
Anh Lê Lam (ở TP.HCM) cho biết, sau khi đọc các bài đăng chia sẻ về món gỏi gà măng cụt, anh quyết định lái xe hơn 30km, đưa cả gia đình xuống Bình Dương thưởng thức đặc sản vùng Lái Thiêu.
“Nếu đặt mua măng cụt xanh về tự làm thì vừa đắt, vừa không biết cách chế biến nên tôi quyết định đưa vợ con tới tận nơi thưởng thức món ăn này. Quãng đường tuy xa, chưa kể cuối tuần còn tắc đường nhưng khi được nếm thử miếng gỏi gà măng cụt giòn giòn, chua ngọt, cảm giác như mọi vất vả đã qua đều xứng đáng”, anh Lam nói.
Chị Thanh Đào (quê ở Bình Dương) không khỏi bất ngờ khi món ăn quen thuộc bao năm nay bỗng gây “sốt”, trở thành trào lưu được nhiều du khách hưởng ứng.
Cuối tuần, lượng khách trong và ngoài tỉnh tới nhà hàng miệt vườn của chị tăng gấp đôi, gấp ba chỉ để được thưởng thức món gỏi gà măng cụt nức tiếng.
Thậm chí, một số người quen ở xa còn gọi điện “cháy máy” nhờ chị đặt mua giúp vài chục cân măng cụt xanh để “bắt trend” món ngon gây “bão” mạng những ngày gần đây.
“Măng cụt xanh nhiều mủ, việc sơ chế khá tốn công sức và thời gian. Tuy nhiên, thấy bạn bè, người thân ở xa mong ngóng được thưởng thức món đặc sản quê hương nên tôi tìm mua măng cụt xanh về gọt vỏ, thái lát sẵn, chuẩn bị thêm cả các nguyên liệu và nước chấm kèm theo rồi hút chân không, gửi máy bay cho họ”, chị cho hay.
Theo chị Đào, để làm gỏi gà măng cụt ngon phải chọn quả có vỏ cứng, hơi xanh, còn ương hoặc vàng nhẹ nhưng già đủ độ. Gà cũng phải chọn gà ta hoặc gà tre, thịt chắc, da vàng, có vị ngọt tự nhiên.
Gà sau khi làm sạch đem luộc chung với chút mắm, tiêu, hạt nêm... để phần thịt thêm đậm đà và dậy mùi thơm hấp dẫn. Nước luộc gà được tận dụng nấu cháo, thêm ít nấm rơm, ăn kèm gỏi măng cụt rất ngon.
Công đoạn quan trọng và công phu nhất để chế biến món ăn này là gọt vỏ măng cụt. Quả sau khi thu hoạch được ngâm vào nước muối loãng để bớt mủ và giúp quá trình tách vỏ trở nên dễ dàng.
Người ta phải gọt vỏ măng cụt dưới vòi xả nước liên tục để làm sạch mủ (nhựa) vàng, sau đó lại ngâm nước đá để giữ màu, tăng độ giòn và giảm chát. Sau đó, măng cụt được thái thành các lát mỏng, có tạo hình bông hoa đẹp mắt rồi trộn với giấm và đường hoặc chanh để tránh bị thâm.
Khi làm gỏi, người ta vớt măng cụt ra cho ráo nước rồi trộn đều tay với thịt gà xé sợi, cà rốt nạo, hành tây và rau răm, nêm nếm gia vị như muối, đường, hành phi, lạc rang.
Để món ăn đậm đà và ngon hơn, người dân Bình Dương còn pha chế thêm nước mắm chua ngọt, đặc sánh. Thực khách có thể chấm riêng hoặc trộn đều vào ăn cùng gỏi.
Những thực khách từng thưởng thức gỏi gà măng cụt nhận xét, món ăn có vị ngọt thanh, mềm của thịt gà hòa quyện vị hơi chua, ngọt nhẹ của măng cụt, thêm chút bùi bùi của lạc rang, giòn giòn của cà rốt. Món gỏi này cũng có vị thanh mát, giúp giải nhiệt hiệu quả vào mùa hè.
Phan Đậu