Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định số 1158/QĐ-TTg ngày 13-7-2021 ban hành Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KHCN) quốc gia đến năm 2030. Từ Chương trình này,ựngthịtrườngkhoahọcvcngnghệởHậkết quả bóng đá cúp c1 châu á Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã và đang có nhiều hoạt động, tham mưu đẩy mạnh thị trường khoa học và công nghệ trong tỉnh. Thị trường KHCN phát triển giúp các sản phẩm “Made in Hậu Giang” được phổ biến và phát huy giá trị. Những kết quả đáng ghi nhận Chương trình phát triển thị trường KHCN Quốc gia đến năm 2030 đã đề ra nhiều mục tiêu và giải pháp chiến lược. Cụ thể, đến năm 2025, thị trường KHCN của cả nước sẽ hình thành và phát triển 80 tổ chức trung gian và 3 mạng lưới các tổ chức trung gian chuyên sâu cho 3 ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Đến năm 2030, sẽ có trên 240 tổ chức trung gian và 6 mạng lưới tổ chức trung gian chuyên sâu cho 6 ngành hàng xuất khẩu chủ lực. Các kết quả nghiên cứu sẽ được số hóa và tài sản trí tuệ có tiềm năng được thương mại hóa trên thị trường. Tỷ trọng giao dịch hàng hóa KHCN tăng mạnh. Hiện đại hóa hệ thống hạ tầng quốc gia của thị trường KHCN, kết nối hiệu quả với mạng lưới tổ chức trung gian khu vực và toàn cầu. Tại Hậu Giang, hàng năm, lĩnh vực KHCN đều đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đó là kết quả của quá trình triển khai nghiên cứu, thực hiện các dự án, là những sản phẩm sáng tạo xuất hiện trong các cuộc thi, hội thi, những sáng chế, sáng kiến mới lạ trong quần chúng nhân dân. Tất cả đều là sản phẩm của trí tuệ, là một loại hàng hóa đặc biệt. Vì vậy, cần có một thị trường đặc biệt để được giới thiệu, lưu thông và trao đổi để nâng cao, phát huy hết giá trị sáng tạo. Thông tin - truyền thông về KHCN được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) xác định là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, do Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN thực hiện. Trong nhiều năm qua, hoạt động này luôn được duy trì thông qua việc thực hiện các Bản tin KHCN hàng tháng; tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông; biên soạn các tài liệu, ấn phẩm; thống kê và tổng hợp về lĩnh vực KHCN. Trong những tháng qua, Sở KH&CN tỉnh đã xuất bản và phát hành các Bản tin KHCN theo tháng với trên 4.000 bản, nâng tổng số bản tin từ trước đến nay là hơn 204 số bản tin. Bên cạnh đó, còn có hơn 150 tin, bài về tình hình hoạt động KHCN trong và ngoài tỉnh được đăng trên website Sở KH&CN. Trung tâm phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành tổng hợp nội dung Kỷ yếu các đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016-2020,... Từ đó, hình thành một “thị trường ảo” giúp các thành tựu khoa KHCN trong tỉnh được phổ biến rộng rãi, được quan tâm và ứng dụng kết quả nghiên cứu. Khắc phục những khó khăn... Hàng năm, Sở KH&CN đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, tổ chức KHCN, nhà sáng chế,... tham gia các sự kiện do Bộ KH&CN tổ chức như TechDemo, TechFesh,... Trên địa bàn tỉnh đã thành lập mạng lưới với 5 tổ chức KHCN là: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN; Trung tâm Kiểm định chất lượng xây dựng; Liên hiệp Khoa học Kinh tế - Đô thị Nam bộ; Liên hiệp Khoa học phát triển Doanh nghiệp Việt Nam; Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Hậu Giang. Các tổ chức này đã cung cấp các dịch vụ về hoạt động KHCN như: sở hữu trí tuệ; chất lượng sản phẩm, hàng hóa chứng nhận sản phẩm; chuyển giao công nghệ; thông tin KHCN,... Qua đó, giúp thị trường KHCN trong tỉnh được duy trì và ngày càng sôi động hơn. Tuy nhiên, do số lượng và chất lượng sản phẩm KHCN của tỉnh còn hạn chế; hệ thống cơ sở dữ liệu về kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ chưa đồng bộ, chưa có nhiều sự kết nối với mạng lưới thị trường KHCN của vùng và cả nước, nên việc phát triển thị trường KHCN trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Để phát triển thị trường giàu tiềm năng này, bà Lê Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Sở KH&CN, cho biết: Trong thời gian tới, Sở KH&CN tiếp tục bám sát thực hiện Quyết định số 1158 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của Bộ. Bên cạnh các hoạt động đã thực hiện, sở sẽ tăng cường đào tạo nguồn nhân lực tham gia mạng lưới tổ chức trung gian của thị trường KHCN trong tỉnh. Tiếp tục hỗ trợ các tổ chức trung gian, các viện, trường đại học,... trên địa bàn tỉnh, phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận các công nghệ mới, công nghệ thông minh, công nghệ thân thiện môi trường... Tiến hành số hóa các kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ có tiềm năng thương mại hóa trên thị trường, kết nối hiệu quả với mạng lưới tổ chức trung gian trong vùng và cả nước. Bài, ảnh: ĐANG THƯ |