当前位置:首页 > Cúp C2

【vdqg romania】Phát huy khí thế thi đua

Phong trào thi đua,ếthiđvdqg romania khen thưởng trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn ra sôi nổi, ngày càng có chất lượng đã tạo động lực quan trọng thúc đẩy tỉnh nhà thêm phát triển.

Lãnh đạo các huyện, thị, thành trong tỉnh ký kết giao ước thi đua năm 2018.

Ông Nguyễn Minh Trí, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh: Không ngừng đổi mới nội dung và hình thức thi đua

- Công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh đã đi vào nề nếp và có nhiều đổi mới trong tổ chức phong trào thi đua bám sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi đó, chất lượng khen thưởng được quan tâm và nâng lên; công tác khen thưởng kịp thời, đảm bảo khen đúng người, đúng việc, đúng thành tích; tỷ lệ khen thưởng cho người lao động trực tiếp, công nhân, nông dân ngày càng tăng.

Trên cơ sở Kế hoạch phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2018 của UBND tỉnh và căn cứ nhiệm vụ, tình hình thực tế, các sở, ngành, địa phương cần đổi mới nội dung và hình thức tổ chức phong trào thi đua phong phú, đa dạng; quan tâm phát động các phong trào thi đua theo đợt, chuyên đề, đột xuất mang tính thiết thực.       

Các cấp, các ngành cũng phải quan tâm kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng. Nội dung, mục tiêu phong trào thi đua phải được cụ thể hóa, phù hợp với thực tế hoạt động của đơn vị, địa phương và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; lấy việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị là mục tiêu, thước đo để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Việc bình xét, khen thưởng phải công khai, minh bạch, chính xác, kịp thời để có tác dụng động viên, nêu gương và thúc đẩy phong trào thi đua phát triển liên tục; quan tâm khen thưởng tập thể nhỏ, đến cán bộ cơ sở và hội viên, nông dân, người trực tiếp lao động, sản xuất.

Phải thực hiện tốt các phong trào thi đua trọng tâm của tỉnh; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ, tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng nhằm phát hiện nhân tố mới, cách làm hay để nhân rộng.

Bà Trần Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang: Thi đua để nâng cao chất lượng dạy và học

- Thời gian qua, trường đã thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước do tỉnh phát động, trong quá trình triển khai thực hiện luôn được đông đảo giảng viên, viên chức, người lao động tích cực hưởng ứng, mang lại hiệu quả thiết thực.

Trường luôn gắn thi đua với công tác đào tạo, thực hiện đúng kế hoạch đào tạo, từng bước cụ thể hóa các giải pháp nhằm nâng chất đào tạo; quan tâm và đổi mới công tác tổ chức hội thi chuyên môn dành cho giáo viên, học sinh, sinh viên; chú trọng công tác nghiên cứu khoa học - sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả, hàng năm có 70% cán bộ, giảng viên đăng ký viết sáng kiến.

Phát huy hơn nữa khí thế, hiệu quả phong trào thi đua, thời gian tới, trường sẽ phát động tổ chức phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Chú trọng hơn nữa công tác xây dựng điển hình tiên tiến, thực hiện đồng bộ 4 khâu: Phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân điển hình tiên tiến. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng cho đội ngũ cán bộ phụ trách và không ngừng trao đổi kinh nghiệm các giải pháp để đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

Ngoài ra, nhà trường sẽ hướng công tác thi đua vào các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá; thực hiện kịp thời, chặt chẽ, đúng đối tượng, bảo đảm tôn vinh, khen thưởng đúng đối tượng nhằm tạo ra tác dụng nêu gương, giáo dục.

Ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó trưởng Phòng Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Châu Thành A: Đẩy mạnh thi đua xây dựng nông thôn mới

- Phong trào thi đua “Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hậu Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011-2020 là phong trào được cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Châu Thành A tập trung thực hiện.

Theo đó, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức triển khai sâu, rộng từ trong nội bộ ra quần chúng nhân dân. Mặt trận và các đoàn thể từ huyện tới xã cũng ra sức vận động Nhân dân thực hiện các phong trào hành động cách mạng, đặc biệt là các phong trào: Nhân dân tự đầu tư kinh phí 100% để xây dựng cầu, đường giao thông nông thôn, thủy lợi; xóa 100% nhà tạm, dột nát; vận động Quỹ vì người nghèo... Từ đó, huy động sự đóng góp của toàn xã hội chung sức xây dựng nông thôn mới. Kết quả, có 4/6 xã của huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 2 xã còn lại là Tân Hòa đạt 12/19 tiêu chí và Trường Long A đạt 13/19 tiêu chí. 

Đến năm 2020, huyện đề ra mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới, đồng nghĩa với việc xây dựng 2 xã còn lại đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 09/2018 về xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2018-2020, theo đó, UBND huyện đã phát động phong trào thi đua xây dựng và nâng chất xã nông thôn mới năm 2018, qua đó nhằm huy động mọi nguồn lực đầu tư vào nhiệm vụ này.

Ông Phạm Văn Triều, Phó trưởng Phòng Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Phụng Hiệp: Nỗ lực thi đua trong   công tác giảm nghèo

- Năm 2018, huyện tiếp tục phát động các phong trào thi đua phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nổi bật trong đó là thi đua gắn với công tác giảm nghèo bền vững theo phương châm: “Người người thi đua - nhà nhà thi đua”.

Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, địa phương sẽ huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng tham gia của người dân. Tiếp tục thực hiện lồng ghép chương trình giảm nghèo với chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; quan tâm hơn nữa tạo điều kiện để người dân tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư vào mô hình sản xuất của gia đình, đồng thời phối hợp với các đơn vị có liên quan mở các lớp đào tạo nghề, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn...

Ông Lê Tiến Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh:

- Việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương cần gắn với lãnh đạo, chỉ đạo các phong trào thi đua, tạo động lực và sức mạnh tổng hợp trong tổ chức thực hiện.

Các cấp, các ngành, đơn vị cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về tầm quan trọng của thi đua và khen thưởng, trong đó thi đua là mục tiêu, là động lực để phát triển. Phải tập trung nhiều hơn nữa cho công tác thi đua; phải xây dựng được các phong trào thi đua thiết thực, bền vững. Quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát hiện, giới thiệu, nhân rộng điển hình tiên tiến, cách làm hay, mô hình sáng tạo, hiệu quả từ cơ sở trong phong trào thi đua, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phương pháp tổ chức các phong trào thi đua.

 

Ngày 11-6-1948, nhân kỷ niệm 1.000 ngày Nam bộ kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, chính thức phát động phong trào thi đua ái quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Từ đây, phong trào thi đua ái quốc liên tục phát triển, mở rộng, trở thành phong trào hành động cách mạng thiết thực gắn với các nhiệm vụ chính trị qua các giai đoạn lịch sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam.

Nội dung Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Bác có đoạn: “…ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc. Phong trào sôi nổi, thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng”.

 

TRƯỜNG SƠN lược ghi

分享到: