【kết quả koln】Vẫn bế tắc về vấn đề tị nạn
Ngày 24-6,ẫnbếtắcvềvấnđềtịnạkết quả koln lãnh đạo của 16/28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) họp bất thường tại Brussels, Bỉ, nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh về tị nạn. Tuy nhiên, bất đồng trong chính sách tiếp nhận người nhập cư tiếp tục làm bùng lên những tranh cãi giữa các nước thành viên EU.
Những người Libya chen chúc trên những con thuyền rách nát để vượt biển. Nguồn: Sputnik
Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, từ đầu năm tới nay, chỉ có khoảng 41.000 người tị nạn và nhập cư vượt biển tới châu Âu. Dù vậy, quan điểm xử lý vấn đề này lại trở thành yếu tố then chốt dẫn tới việc chiến thắng hay thất bại của các đảng chính trị trong các cuộc bầu cử toàn khối EU từ Italia ở miền Nam tới Hungary ở phía Đông. Phần đông cử tri EU đang ủng hộ những người có lập trường cứng rắn về vấn đề nhập cư.
Chưa thể đi đến thống nhất giải pháp chung, nhiều nước thành viên EU đã tăng cường hạn chế nhận người tị nạn và thắt chặt biên giới để ngăn chặn người nhập cư vào nước mình. Đồng thời, họ tăng cường cho tiền và hỗ trợ các chính phủ các nước ở Bắc Phi và Trung Đông để hy vọng chính quyền các nước này ngăn chặn không để người dân của họ di cư sang châu Âu.
Italia, Áo, Malta, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Czech đang thực hiện chính sách thắt chặt nhập cư, thậm chí từ chối tiếp nhập người tị nạn theo phân bổ từ EU. Điều này khiến Pháp, Đức phản đối gay gắt.
Hôm thứ bảy (23-6), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước Pháp ủng hộ các chế tài tài chính áp đặt lên các nước EU từ chối nhận dân nhập cư mà có tình trạng tị nạn đã được chứng minh.
Thủ tướng Đức Merkel có chung quan điểm với Tổng thống Pháp, nhưng hiện tại lãnh đạo nước Đức đang gặp sức ép mạnh mẽ từ đảng liên minh trong nước về việc phải thắt chặt nhập cư. Đảng Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo đã yêu cầu bà Merkel phải thực thi chính sách chuyển trả lại tất cả những người nhập cư đã xin tị nạn ở một nước khác trong EU nếu khối này không đạt được thỏa thuận về phân bổ người tị nạn đồng đều hơn.
Được biết, những người tị nạn hầu hết đang sống ở các nước như Hy Lạp và Italia - cả hai đều đang bị quá tải người di dân, hoặc người nhập cư chọn bắt đầu cuộc sống mới ở các nước thịnh vượng như Đức và Thụy Điển.
Theo Reuters, Hungary và Ba Lan hiện tại từ chối tiếp nhận bất cứ người nhập cư mới nào với lý do những người này đem tới rủi ro về an ninh sau một loạt các vụ khủng bố Hồi giáo cực đoan diễn ra khắp châu Âu những năm gần đây.
Cho tới nay, EU vẫn chưa thể phá vỡ bế tắc về vấn đề phân bổ hạn ngạch tiếp nhận người xin tị nạn, điều này cũng khiến các lĩnh vực hợp tác khác trong khối bị ảnh hưởng, trong đó có các cuộc đàm phán về ngân sách EU trong 7 năm tiếp theo tính từ năm 2021.
Với việc Đức đang là nước đóng góp ngân sách nhiều nhất cho EU, các nước phía Nam đang hứa hẹn chi nhiều tiền hơn cho giải quyết nhập cư, trong khi các nước phía Đông phải miễn cưỡng đối mặt với việc bị giảm viện trợ phát triển.
Hiện tại, các nước EU mới chỉ thống nhất được việc họ phải kiềm chế nhập cư nhiều hơn bằng cách làm việc với các nước thứ ba, cho dù biện pháp này thời gian qua đã được chứng minh là hiệu quả chậm.
Trong khi đó, ý tưởng của Đức - thực tế là của CSU mà bà Merkel sẽ buộc phải thực hiện nếu muốn giữ liên minh - về việc Đức chuyển trả người tị nạn về các nước họ tới đầu tiên, như Italia, sẽ gặp sự phản đối của nhiều nước. Chính phủ Italia đã lên tiếng bác bỏ biện pháp đó của Đức vì nếu thực hiện Italia sẽ đối mặt với nhiều người tị nạn hơn.
Qua mâu thuẫn hiện hữu của nội khối EU về nhập cư, Reuters đánh giá rằng về trung hạn, EU sẽ cứng rắn hơn về vấn đề di dân khi xu hướng các đảng cánh hữu với quan điểm bảo thủ chống nhập cư đang dần nắm quyền lực qua các cuộc bầu cử khắp châu Âu. Trong khi đó, lãnh đạo cơ quan tị nan Liên Hiệp Quốc Filippo Grandi lại cho rằng EU nên quản lý vấn đề tị nạn với sự bao dung và đoàn kết.
LONG TẤN tổng hợp
下一篇:Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
相关文章:
- Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
- Báo Hong Kong vạch trần sự phi lý của “đường lưỡi bò”
- Chỗ ngồi xấu và đẹp nhất trên máy bay
- Virút Ebola lây lan qua máy bay, taxi
- Giám đốc điều hành Jeju Air bị cấm rời khỏi Hàn Quốc sau vụ tai nạn thảm khốc
- Hải tặc hoành hành vùng biển Đông Nam Á
- Bão chồng bão, hơn 110 người chết
- Sức mạnh tuần tra biển của Nhật
- Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- Nam Sudan: 100 người thiệt mạng trong vụ cướp gia súc
相关推荐:
- Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- Sức mạnh tuần tra biển của Nhật
- Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi Israel và Palestine ngừng bắn
- Nhật sẽ hỗ trợ trang bị radar cho tàu cảnh sát biển Việt Nam
- Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- Nga hối thúc các nước hỗ trợ để chấm dứt bạo lực ở Ukraine
- Ukraine đạt "nhận thức chung" với Nga về thỏa thuận hòa bình
- Trung Quốc: Bán bí mật quân sự, tù 10 năm
- Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- Chiến đấu cơ CF
- Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- Cao tốc không có làn dừng khẩn cấp, Ninh Bình đề xuất mở rộng lên 6 làn xe
- Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- "An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động