游客发表

【trực tiếp bóng đá kèo nhà cái 88】Dư luận trái chiều về “Hộ chiếu vắc

发帖时间:2025-01-10 09:08:57

Để phòng ngừa làn sóng Covid-19 lây lan trên diện rộng,ưluậntrichiềuvềHộchiếuvắtrực tiếp bóng đá kèo nhà cái 88 một số quốc gia đang đề xuất “Hộ chiếu vắc-xin” đối với công dân nhập cảnh.

Tiêm phòng vắc-xin ngừa Covid-19 cho tình nguyện viên tại phòng thí nghiệm ở Đức. Ảnh: AP

“Hộ chiếu vắc-xin”, có nghĩa là người dân bắt buộc phải được tiêm chủng vắc-xin Covid-19 mới được bay các chuyến bay quốc tế cũng như nhập cảnh. Hiện vấn đề này đang là đề tài tranh cãi của nhiều quốc gia.

Mới đây, Australia tuyên bố sẽ thực hiện “Hộ chiếu vắc-xin” đối với người nhập cảnh. Hãng hàng không Qantas của Australia khẳng định sẽ áp dụng chính sách này ngay từ đầu năm 2021.

Cùng quan điểm với tuyên bố trên của hãng hàng không Quantas, Thủ tướng Pháp Jean Castex thông báo sẽ trình Quốc hội nước này về biện pháp kiểm soát sự lây lan của đại dịch bằng tấm hộ chiếu tiêm chủng vắc-xin Covid-19. Theo đó, chỉ những người có “Hộ chiếu vắc-xin” mới được dùng phương tiện hàng không, nhập cảnh và tham dự các hoạt động đông người.

Dù mới ở dạng dự thảo nhưng quy định này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Bộ trưởng Bộ Giao thông Pháp, ông Jean-Baptiste Djebbari cho rằng việc cấp hộ chiếu này sẽ vô hình trung tạo ra sự phân loại công dân, đi ngược lại quyền tự do lựa chọn tiêm chủng, đặc biệt trong giai đoạn vắc-xin chưa đủ để cung cấp cho toàn thế giới. Tuy vậy, Pháp vẫn tiếp tục đưa dự thảo này ra trình Quốc hội.

Trong một diễn biến liên quan, nhằm vực lại nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis vừa kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) triển khai kế hoạch giấy chứng nhận tiêm chủng Covid-19 trên toàn khối để giúp các thành viên khôi phục hoạt động du lịch đã bị tê liệt bởi đại dịch Covid-19. Đây cũng là một dạng của “Hộ chiếu vắc-xin” như Australia đề xuất. Hy Lạp, quốc gia có nguồn thu từ du lịch chiếm 20% sản lượng kinh tế đang rất muốn phục hồi hoạt động du lịch trước mùa Hè năm nay.

Trong khi đó, một số nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ sự ủng hộ đề xuất này, đồng thời lưu ý cần phải có sự phối hợp với các chuyên gia y tế để thảo luận về thông số kỹ thuật một cách phù hợp.

Sở dĩ một số quốc gia đề xuất “Hộ chiếu vắc-xin” vì dịch Covid-19 đang lây lan rất nhanh, khó kiểm soát, đồng thời một số nước bắt đầu tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Đáng quan ngại là đại dịch đang hoành hành tại châu Âu, với mức độ lây lan chóng mặt và số người chết cứ tăng dần theo thời gian.

Hiện các nước châu Âu đang tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng dịch Covid-19 như xét nghiệm hay yêu cầu cách ly. Mới đây, Chính phủ Anh thông báo, bắt đầu từ ngày 15-1, người từ nước ngoài nhập cảnh vùng England sẽ phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với vi-rút SARS-CoV-2 cách thời điểm khởi hành 3 ngày.

Theo quy định mới, các hãng vận tải cần kiểm tra và đảm bảo hành khách có xét nghiệm âm tính trước khi lên máy bay, tàu hỏa hoặc tàu thủy và sẽ có các điểm kiểm tra khi nhập cảnh. Mức phạt sẽ từ 500 bảng Anh (677,40 USD) đối với các hành khách và các hãng vận tải không tuân thủ quy định.

Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết lệnh phong tỏa mới nhằm ngăn chặn dịch lây lan tại nước này có thể kéo dài đến đầu tháng 4 tới. Bà Merkel nêu rõ: “Nếu chúng ta không ngăn chặn được biến thể mới của vi-rút phát hiện ở Anh, số cas nhiễm có thể tăng gấp 10 lần dịp lễ Phục Sinh. Chúng ta cần kéo dài các biện pháp nghiêm ngặt thêm 8-10 tuần nữa”.

Mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thông báo, tất cả du khách đến Mỹ bằng đường hàng không sẽ phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 trước khi lên máy bay. Quy định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 26-1 tới.

Như vậy, dưới nhiều hình thức khác nhau các quốc gia đã ngầm sử dụng “Hộ chiếu vắc-xin” đối với hành khách nhập cảnh. Tuy nhiên, động thái này cũng vấp phải những phản ứng trái chiều của nhiều quốc gia. Bởi lẽ, nếu áp dụng “Hộ chiếu vắc-xin” sẽ đi ngược lại quy định về quyền lựa chọn tiêm hay không tiêm vắc-xin của người dân. Mặt khác, hiện nay vắc-xin ngừa Covid-19 vẫn chưa phổ biến rộng rãi trên thế giới, nhất là những nước nghèo. Điều này sẽ tạo ra một sự phân biệt đối xử đối với các nước nghèo và công dân các quốc gia liên quan.

HN tổng hợp

    热门排行

    友情链接