Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với những đối tượng hưởng lương,ộNộivụhướngdẫncáchtínhlươngphụcấpmớivớicánbộcôngchứket qua truc tuyên phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội.
Thông tư áp dụng cho 9 nhóm đối tượng
Một là cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Hai là viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Bà là cán bộ, công chức, viên chức được cấp có thẩm quyền cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn được hưởng lương theo bảng lương ban hành kèm theo quy định.
Bốn là người hưởng lương làm việc trong chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định.
Năm là cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Sáu là đại biểu HĐND các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bảy là người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Tám là người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo quy định.
Chín là những đối tượng được áp dụng thông tư này để tính toán xác định mức đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật.
Cụ thể là cán bộ, công chức, viên chức đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng (trong nước và ngoài nước) thuộc danh sách trả lương của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.
Người đang trong thời gian tập sự hoặc thử việc (kể cả tập sự công chức cấp xã) trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động; cán bộ, công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam cũng thuộc nhóm thứ 9 này.
Công thức tính lương, phụ cấp
Thông tư nêu rõ, căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng theo quy định để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, thôn, tổ dân phố được tính theo mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng.
Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định số 33/2023.
Cụ thể, mức khoán quỹ phụ cấp ở cấp xã loại I được khoán quỹ phụ cấp bằng 21,0 lần mức lương cơ sở; cấp xã loại II được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,0 lần mức lương cơ sở; cấp xã loại III được khoán quỹ phụ cấp bằng 15,0 lần mức lương cơ sở.
Đối với đơn vị hành chính cấp xã có số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm theo quy định thì tổng mức khoán quỹ phụ cấp được tính tăng thêm tương ứng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/1 người hoạt động không chuyên trách tăng thêm.
Mức khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách với thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố có từ 500 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc đơn vị hành chính cấp xã ở khu vực biên giới, hải đảo được khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở.
Trường hợp thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên chuyển thành tổ dân phố do thành lập đơn vị hành chính đô thị cấp xã thì được giữ mức khoán quỹ phụ cấp bằng 6,0 lần mức lương cơ sở.
Đối với các thôn, tổ dân phố còn lại được khoán quỹ phụ cấp bằng 4,5 lần mức lương cơ sở.
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an.
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) được căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng theo quy định.
Hiện nay có 8 nhóm phụ cấp gồm: Phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo; phụ cấp khu vực; phụ cấp đặc biệt; phụ cấp thu hút; phụ cấp lưu động; phụ cấp độc hại, nguy hiểm và các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc.
Trong đó, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo ở mức bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.
Phụ cấp đặc biệt được áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn với 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/7, thay thế Thông tư 10/2023. Các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo mức lương cơ sở được tính lại tương ứng từ ngày 1/7/2024.
Bảng lương công chức từ ngày 1/7 cao nhất 23,4 triệu đồng/tháng
Khi lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu lên 2,34 triệu, mức lương công chức giữ chức danh chuyên gia cao cấp là cao nhất với 23,4 triệu đồng/tháng; còn công chức loại C nhóm 3 (trình độ sơ cấp) có mức lương thấp nhất là 3,159 triệu đồng/tháng.