设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > World Cup > 【kèo banh hom nay】Hướng đi nào cho tủ sách pháp luật ? 正文

【kèo banh hom nay】Hướng đi nào cho tủ sách pháp luật ?

来源:Empire777 编辑:World Cup 时间:2025-02-04 14:28:16

Sau gần 20 năm triển khai xây dựng tủ sách pháp luật (TSPL),ướngđinochotủschphpluậkèo banh hom nay đến nay, mỗi đơn vị cấp xã đã xây dựng và duy trì ít nhất 1 tủ sách. Song với sự phát triển mạnh mẽ của internet và các phương tiện truyền thông như hiện nay, các TSPL truyền thống dần lạc hậu.

Tủ sách pháp luật truyền thống sẽ được thay thế bằng tủ sách pháp luật điện tử phù hợp với xu thế phát triển.

Hiệu quả giảm dần

Ngày 25-11-1998, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1067 phê duyệt dự án Xây dựng và quản lý TSPL ở xã, phường, thị trấn. Đến năm 2010, Thủ tướng ban hành Quyết định số 06/2010 về việc xây dựng, quản lý, khai thác TSPL. Theo đó, TSPL cấp xã, phường là nơi lưu giữ, khai thác sách, báo, tài liệu pháp luật để phục vụ công tác cho cán bộ, cũng như nhu cầu tìm hiểu của người dân.

Tại Hậu Giang, cụ thể các quyết định của Thủ tướng, UBND tỉnh ban hành  Quy chế xây dựng, khai thác, TSPL ở xã, phường, thị trấn và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh. Sau khi có quy chế, hầu hết xã, phường, thị trấn đều xây dựng các tủ sách, đến nay toàn tỉnh đã có trên 1.200 TSPL.

Thế nhưng qua thực tế, các TSPL ở cơ sở dần bộc lộ nhiều hạn chế. Tại nhiều xã, phường, thị trấn, TSPL chỉ với “lèo tèo” vài đầu sách, văn bản luật, các loại báo cũ.

Theo anh Lê Hữu Nghề, cán bộ tư pháp xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, hàng năm, ngoài kinh phí được hỗ trợ, địa phương còn trích 2 triệu đồng để mua bổ sung các loại sách, văn bản luật. Tuy vậy, TSPL của xã vẫn còn hạn chế về đầu sách và hoạt động chưa hiệu quả.

“Nguyên nhân là do các phương tiện thông tin, thiết bị di động phát triển, người dân có thể tự tìm hiểu văn bản, chính sách, pháp luật nên họ càng ít tìm tới TSPL”, anh Nghề nói.

Không riêng gì TSPL của xã Tân Phú Thạnh mà hầu hết các TSPL ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn các huyện Châu Thành, Châu Thành A, huyện Vị Thủy, Phụng Hiệp… cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi “thỉnh thoảng lắm” mới có một người dân đến mượn sách, văn bản luật để tìm hiểu.

Ông Lê Vĩnh Bảo, Chủ tịch UBND xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, cho biết hiện nay, bạn đọc của TSPL phần đông là cán bộ địa phương. Riêng người dân thì ngại đến tìm hiểu bởi các lý do như không có nhu cầu, tài liệu còn hạn chế, chưa thật sự hấp dẫn, việc mượn, đọc còn phụ thuộc giờ hành chính... Từ đó, chưa phát huy hết hiệu quả của mô hình là chuyện đương nhiên.

Qua khảo sát ở cơ sở cho thấy, sau nhiều năm triển khai, mô hình TSPL hiện có bất cập. Đó là văn bản quy phạm được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ hàng năm khá nhiều làm cho việc cập nhật, thay thế ở cấp xã gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm đọc của người dân. Người dân cũng không mặn mà hay chưa có thói quen tự tìm hiểu pháp luật thông qua TSPL ở cơ sở, mà chỉ khi có những vướng mắc liên quan đến pháp luật hoặc quyền lợi bị xâm phạm thì lúc đó mới tìm hiểu.

“Tủ sách pháp luật điện tử” - điều tất yếu

Trước những hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện TSPL trên cả nước, ngày 13-3-2019 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 14/2019 về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, trong đó, điểm nhấn nổi bật là quy định về xây dựng TSPL điện tử quốc gia. Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đây được xem là kênh phổ biến pháp luật hiệu quả tới người dân.

Cụ thể, theo Quyết định 14/2019, TSPL điện tử quốc gia sẽ do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng và quản lý thống nhất, được vận hành, khai thác, sử dụng chung trong phạm vi toàn quốc theo hướng tích hợp với Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. TSPL điện tử quốc gia có các dữ liệu thành phần về sách, tài liệu pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, UBND tỉnh, thành phố cập nhật, quản lý.

 Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Đồng Việt Phương, trước khi có chủ trương xây dựng TSPL điện tử quốc gia, thì tại Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành đã đăng tải nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành để cán bộ và người dân biết, tìm hiểu và khai thác với số lượng truy cập khá cao… Với sự hưởng ứng nhiệt tình này của người dân, ông Phương cho rằng, việc xây dựng TSPL điện tử sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với các TSPL truyền thống là điều tất yếu.

Cùng quan điểm, Phó trưởng Phòng Tư pháp thị xã Ngã Bảy Võ Bảo Lộc chia sẻ, trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, việc Chính phủ quyết định xây dựng mô hình tủ sách pháp luật điện tử là sự thay thế cần thiết. Khẳng định yêu cầu đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý và khai thác TSPL, xây dựng tủ sách điện tử.

Theo Sở Tư pháp tỉnh, bên cạnh việc tích cực tuyên truyền về TSPL điện tử do Bộ Tư pháp xây dựng, thời gian tới, sở sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục, pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng như tìm hiểu pháp luật trực tuyến, đăng tải các văn bản pháp luật mới trên hệ thống cổng thông tin điện tử. Song song đó, sẽ nâng cao chất lượng tuyên truyền pháp luật qua hệ thống truyền thanh cơ sở, chú trọng tuyên truyền các văn bản mới, các văn bản liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Qua đó, từng bước nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Từ tháng 5-2019, sẽ triển khai xây dựng TSPL điện tử

Theo Quyết định số 14/2019 của Thủ tướng Chính phủ, các loại sách, tài liệu pháp luật trong TSPL điện tử quốc gia sẽ bao gồm: Tài liệu, đề cương giới thiệu các luật, pháp lệnh; sách, tài liệu hỏi đáp, bình luận, giải thích, hướng dẫn pháp luật; tờ gấp, tiểu phẩm, câu chuyện pháp luật; văn bản quy phạm pháp luật được liên kết, trích xuất từ cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, công báo điện tử… Sách, tài liệu pháp luật cập nhật trên TSPL điện tử quốc gia sẽ được tra cứu, khai thác hoàn toàn miễn phí. 

 

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

热门文章

0.9981s , 7234.8359375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kèo banh hom nay】Hướng đi nào cho tủ sách pháp luật ?,Empire777  

sitemap

Top