设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kết quả bóng đá vô địch quốc gia thụy sĩ】Trận đánh đẫm máu nhất mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến 2 正文

【kết quả bóng đá vô địch quốc gia thụy sĩ】Trận đánh đẫm máu nhất mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến 2

来源:Empire777 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-12 17:17:36

Tháng 4/1944,ậnđánhđẫmmáunhấtmặttrậnTháiBìnhDươngtrongThếchiếkết quả bóng đá vô địch quốc gia thụy sĩ trước nguy cơ quân đội Mỹ đổ bộ lên đảo, Nhật đã đưa đến đây 86.000 quân chính quy, 27 xe tăng cùng 20.000 dân quân, đặt dưới quyền Trung tướng Mitsur Ushijima.

Dự đoán quân Mỹ sẽ đổ bộ lên bờ biển phía tây (bãi biển Hagushi), song Ushijima chủ trương không giao chiến ngay tại bờ biển mà tập trung quân ở phía nam hòn đảo và các vùng phụ cận. Dựa vào dãy núi Shuri nằm giữa hai thị trấn lớn Naha và Shuri, tuyến phòng thủ chính của quân Nhật được xây dựng với những hang động, hào sâu và địa đạo nối liền các ổ đề kháng.

{ keywords}
Lính Mỹ tham chiến ở trận Okinawa. Ảnh: Wikipedia

Lực lượng chủ yếu của Mỹ tham gia chiến dịch là Tập đoàn quân (TĐQ) số 10 do Trung tướng Simon Bolivar Buckner Jr. chỉ huy, gồm 102.000 lính lục quân, 88.000 thủy quân lục chiến và 18.000 lính hải quân. Ngoài ra, còn có sự phối hợp, trợ giúp của 98.000 quân Liên hiệp Anh.

Ngày 1/4/1945, chiến dịch đổ bộ lên Okinawa với mật danh Iceberg bắt đầu. Các lực lượng Mỹ khi đổ bộ lên bãi biển Hagushi không gặp phải sự chống cự nào đáng kể, chỉ sau 2 ngày đã cắt hòn đảo ra làm 2 phần và chiếm được 2 trong số 5 sân bay trọng yếu. Tuy nhiên, khi đến chân dãy núi Shuri thì quân Mỹ bất ngờ gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của Nhật, đến mức sư đoàn 1 thủy quân lục chiến Mỹ phải đến thay cho sư đoàn 27.

Sau một tháng kháng cự thành công và do phòng tuyến Shuri vẫn được giữ vững, quân Nhật quyết định phản công, nhưng không đẩy lui được quân Mỹ. Đến ngày 11/5, TĐQ số 10 Mỹ mở lại cuộc đột phá phòng tuyến Nhật bằng lực lượng ở cả phía tây và phía đông. Dù Nhật kháng cự quyết liệt, song ngày 21/5, quân Mỹ đã vây được thị trấn Shuri từ ba phía. Phòng tuyến Shuri xem như sụp đổ, Nhật lui về phía nam 15km, lập tuyến phòng thủ cuối cùng.

Ngày 1/6, quân Mỹ bắt đầu tấn công vị trí yếu nhất của hệ thống phòng thủ Nhật là một trái núi đầy hang động thuộc căn cứ hải quân Okinawa và đến ngày 14/6 thì chiếm được nơi này. 

Ngày 18/6, Tướng Buckner, Tư lệnh quân Mỹ tại Okinawa tử trận khi bị quân Nhật phục kích, trở thành sĩ quan quân đội Mỹ cao nhất chết khi chiến đấu trong Thế chiến 2. Ngày hôm sau, đến lượt Tướng Claudius Easley tử trận. 17 giờ ngày 21/6, phía Mỹ tuyên bố Okinawa “an toàn”, mặc dù một số nơi quân Nhật vẫn còn chiến đấu cho đến ngày 2/7.

Cũng trong ngày 21/6, Tướng Ushijima hớt tóc, cạo râu rồi viết thư trình lên Thiên Hoàng tạ tội không giữ được đảo. Chiều ngày 22/6, ông quỳ gối hướng về phía bắc vái ba vái. Sau đó, Tướng Ushijima tự sát. Trước đó, Ushijima đã ra lệnh cho Đại tá Yahara phải sống để còn người kể lại về trận Okinawa. Do vậy, Yahara là sĩ quan cao cấp duy nhất bên phía Nhật sống sót, sau này đã xuất bản cuốn “Trận đánh vì Okinawa”.      

Trong trận chiến kéo dài gần 3 tháng này, phía Mỹ có hơn 75.000 người chết và bị thương, 26.000 người ốm hoặc bị chấn động tâm lý. Okinawa là trận mà quân Mỹ chịu thương vong nặng nhất tại Thái Bình Dương, và là trận có số thương vong cao thứ hai trong Thế chiến 2 của quân Mỹ, chỉ sau trận Ardennes ở châu Âu.

Trong khi đó, phía Nhật mất hơn 100.000 quân (77.166 tử trận) bao gồm cả lính chính quy và dân quân; 7.400 người bị bắt làm tù binh trong đó có 3.400 người là nhân công không có vũ khí. Gần 20.000 lính Nhật ẩn núp trong các hang động và chỉ đầu hàng sau khi chiến tranh kết thúc. Đây cũng là trận đánh đầu tiên ở mặt trận Thái Bình Dương mà số người Nhật bị bắt làm tù binh lên đến con số hàng ngàn.

Với việc để mất Okinawa, tuyến phòng thủ cuối cùng vào Nhật đã bị chọc thủng, quân Mỹ đã có một căn cứ hải quân và không quân quan trọng chỉ cách đảo Kyushu hơn 500km. Kể từ đây, những cuộc không kích của không quân Mỹ vào lãnh thổ Nhật Bản đã gia tăng cường độ rất nhiều. Okinawa cũng là nơi quân đội Mỹ chuẩn bị cho chiến dịch đổ bộ vào nước Nhật.

                                                      >>> Đọc tin thế giới trên Vietnamnet

Nguyên Phong

Chiến dịch Đông Ấn Hà Lan của phát xít Nhật trong Thế chiến hai

Chiến dịch Đông Ấn Hà Lan của phát xít Nhật trong Thế chiến hai

Với chiến dịch Đông Ấn Hà Lan, Nhật đã kết thúc việc xâm chiếm toàn Đông Nam Á, cũng như củng cố chỗ đứng vững chắc ở Thái Bình Dương.

热门文章

0.3257s , 7635.2265625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kết quả bóng đá vô địch quốc gia thụy sĩ】Trận đánh đẫm máu nhất mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến 2,Empire777  

sitemap

Top