【keobongda tv.com】Thủ tục thông quan hàng nông sản được thực hiện bằng phương thức điện tử và tính bằng giây

Lạng Sơn: Tạo thuận lợi thông quan hàng nông sản nhanh chóng
Hàng nông sản tắc tại cửa khẩu biên giới: Giải pháp nào khơi thông?ủtụcthôngquanhàngnôngsảnđượcthựchiệnbằngphươngthứcđiệntửvàtínhbằnggiâkeobongda tv.com
Hải quan Lạng Sơn: Nỗ lực thông quan hàng nông sản, hoa quả tươi
Thủ tục thông quan hàng nông sản được thực hiện bằng phương thức điện tử và tính bằng giây
Ông Nguyễn Anh Tài, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn.

Ông có thể cho biết tình hình XNK hiện nay tại cửa khẩu trên địa bàn diễn ra như thế nào?

Thời điểm hiện nay, trên địa bàn Lạng Sơn, hoạt động XNK diễn ra tại 4 cửa khẩu: Hữu Nghị, Ga Đồng Đăng, Tân Thanh và Chi Ma. Các cửa khẩu phụ và lối mở trên địa bàn vẫn tiếp tục đóng cửa và không có hoạt động XNK, XNC. Tại cửa khẩu Tân Thanh hàng hóa XNK được làm thủ tục thông quan chủ yếu là nông sản. Riêng cửa khẩu Chi Ma từ đầu năm đến nay chủ yếu chỉ thực hiện hoạt động NK.

Do các biện pháp phòng chống dịch, nhất là do chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc nên các phương thức giao nhận hàng hóa tại các cửa khẩu được 2 bên Việt Nam – Trung Quốc thống nhất thực hiện khác nhau. Cụ thể, tại cửa khẩu Tân Thanh việc kéo xe chở hàng hóa qua lại biên giới do công ty dịch vụ của Việt Nam thực hiện. Nhưng tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Chi Ma là do phía Trung Quốc thực hiện. Trong đó, tại ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng lại được duy trì thực hiện theo thông lệ quốc tế và các hiệp định đường sắt Việt Nam - Trung Quốc. Trong đó, phương tiện vận tải qua lại biên giới chỉ nhằm mục đích giao nhận hàng hóa tại các bến bãi gần đường biên giới mà chưa được vào sâu nội địa để giao nhận hàng.

Nhờ chính sách ưu tiên của Việt Nam đối với hàng nông sản khi XK, dưới góc độ quản lý nhà nước về hải quan nên mọi thủ tục và hồ sơ hải quan đã được hài hòa và đơn giản hóa theo các chuẩn mực và cam kết của Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật hải quan, cơ quan Hải quan không được yêu cầu DN cung cấp bất cứ chứng từ nào khác ngoài các chứng từ quy định trong hồ sơ hải quan.

Song song với đó, mặt hàng nông, hải sản XK qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu thuộc đối tượng không chịu các sắc thuế mà cơ quan Hải quan có nghĩa vụ thực thi. Do đó, thủ tục hải quan đối với những mặt hàng này gần như được thông quan ngay sau khi nộp đầy đủ hồ sơ hải quan lên hệ thống và thông quan bằng giây.

Để làm thủ tục cho hàng hóa XNK, các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ hải quan tại cửa khẩu phải tuân thủ các quy định nào, thưa ông?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018, người khai hải quan thực hiện khai báo trên hệ thống thông quan điện tử VNACCS hoặc ECUS -5. Các DN XNK thực hiện khai báo điện tử 24/7 trực tiếp từ trụ sở DN hoặc trên các thiết bị khai báo do cơ quan Hải quan hỗ trợ kết nối. Các chứng từ đều được số hóa hoặc scan và nộp qua hệ thống điện tử theo hồ sơ khai báo và không phải xuất trình trực tiếp cho cơ quan Hải quan.

Trừ những trường hợp là chủ DN/thương nhân (chủ hàng); người đại diện hợp pháp của DN/thương nhân (thông qua giấy giới thiệu xuất trình trong hồ sơ hải quan); nhân viên của đại lý hải quan có thẻ nhân viên đại lý được Tổng cục Hải quan cấp phải đến trực tiếp trụ sở cơ quan Hải quan để giao dịch trong một số khâu (ví dụ khi đưa hàng ra vào khu vực địa điểm tập kết giám sát hải quan).

Để hạn chế tiêu cực và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, thúc đẩy thông quan tại cửa khẩu, Cục Hải quan Lạng Sơn đã có giải pháp cụ thể gì, thưa ông?

Để tạo điều kiện tối đa cho DN thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu, Hải quan Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đồng hành cùng DN vượt qua khó khăn, tiết giảm thời gian và chi phí.

Thứ nhất, Hải quan Lạng Sơn yêu cầu các đơn vị và từng công chức thực hiện đúng, đủ quy trình nghiệp vụ hải quan theo quy định; thực hiện đúng vai trò chức trách nhiệm vụ được giao trong từng khâu, từng vị trí việc làm; tiến hành kiểm tra rà soát các khâu, các dây chuyền nghiệp vụ tại tất cả các chi cục để đảm bảo yêu cầu thực thi đầy đủ pháp luật hải quan.

Thứ hai, thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực thi các quy chế công vụ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương theo quy chế của các cấp đề ra.

Thứ ba, hỗ trợ tối đa cho người khai hải quan trong việc nắm bắt rõ các quy định pháp luật thông qua tuyên truyền, phổ biến pháp luật hải quan trực tiếp cũng như trên cổng thông tin điện tử của cục, thiết lập cơ chế đối thoại hải quan – DN định kỳ. Trong đó, giải quyết khó khăn vướng mắc cho DN, thiết lập các tổ hỗ trợ XNK từ cấp chi cục đến cấp cục. Hợp tác chặt chẽ với các hiệp hội DN nhất là hiệp hội DN tỉnh Lạng Sơn trong xây dựng quan hệ đối tác hợp tác.

Thứ tư, tiến hành thực hiện đầy đủ quy định về quy chế trực ban trực tuyến cấp cục thông qua các phòng nghiệp vụ chức năng để theo dõi các luồng hàng khai báo, kiểm soát rủi ro đối với lô hàng tại tất cả các chi cục thuộc thẩm quyền quản lý của cục.

Thứ năm, để thực hiện kết luận số 503-KL/TU ngày 28/3/2022 của Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn về tăng cường lãnh đạo hoạt động quản lý XNK hàng hóa và công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tại cửa khẩu, đơn vị đã ban thành kế hoạch số 804/HQLS-TCCB ngày 11/4/2022. Trong đó, Đảng ủy Cục đã có chỉ đạo các tổ chức Đảng trực thuộc quán triệt và xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch của Tỉnh ủy Lạng Sơn.

Thứ sáu, tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ hải quan, đạo đức nghề nghiệp, liêm chính hải quan cũng như các kỹ năng ứng xử, văn hóa giao tiếp với khách hàng cho cán bộ, công chức trong toàn đơn vị.

Thứ bảy, Hải quan Lạng Sơn đảm bảo vận hành các hệ thống CNTT thông suốt, ổn định 24/7 nhằm đảm bảo việc thông quan hiệu quả và liên tục, không làm gián đoạn việc thực hiện các thu tục cho hàng hóa XNK.

Thứ tám, phối hợp với các sở, ngành của tỉnh trong việc đàm phán các phương thức giao nhận hàng hóa qua biên giới phù hợp với điều kiện và tình hình phòng chống dịch Covid. Trực tiếp tiến hành hội đàm, trao đổi thông tin trên cơ sở các cam kết giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan Trung Quốc với Hải quan Nam Ninh, Hải quan Bằng Tường để tiếp tục phối hợp tạo thuận lợi cho hàng hóa XNK giữa hai bên, đồng thời phối hợp ngăn chặn vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp qua biên giới.

Thứ chín, tiến hành thu thập thông tin, phân tích đánh giá tình hình XNK trên địa bàn để tham mưu cho Tổng cục Hải quan cũng như UBND tỉnh Lạng Sơn trong quản lý điều hành hoạt động XNK tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế nhất là sau dịch Covid-19.

Xin cảm ơn ông!

Cúp C2
上一篇:Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
下一篇:Thời tiết hôm nay 29/12: Miền Trung mưa to, Nam Bộ mưa rào