【tỷ số hiệp 1】6 tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới của các dự án FDI tăng 54,8%
(CMO) Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính đến cuối tháng 6, cả nước có 1.183 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 11,83 tỷ USD, tăng 57,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Có 549 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,14 tỷ USD, tăng 35,8% so với cùng kỳ năm 2016 và 2.501 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 2,24 tỷ USD, tăng 97,6% so với cùng kỳ 2016.
Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Tính đến ngày 20/06/2017, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 7,72 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016.
6 tháng qua, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 70,81 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 72,4% kim ngạch xuất khẩu; xuất khẩu không kể dầu thô trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 69,25 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ 2016 và chiếm 70,83% kim ngạch xuất khẩu.
Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực; trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn là 9,48 tỷ USD, chiếm 49,3% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 6 tháng đầu năm. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 5,25 tỷ USD, chiếm 27,34% tổng vốn đầu tư. Đứng thứ 3 là lĩnh vực khai khoáng với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,28 tỷ USD, chiếm 6,68% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, Nhật Bản đang đứng vị trí thứ nhất trong số 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư là 5,08 tỷ USD, chiếm 26,45% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,95 tỷ USD, chiếm 25,79% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,48 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng vốn đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 60 tỉnh thành phố; trong đó với dự án điện hơn 2,7 tỷ USD. Thanh Hoá là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký là 3,06 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư. Bắc Ninh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký là 2,85 tỷ USD, chiếm 14,83% tổng vốn đầu tư. Nam Định đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký 2,19 tỷ USD chiếm 11,4% tổng vốn đầu tư./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Báo Hải quan tiếp tục trả lời câu hỏi của bạn đọc về tư vấn pháp luật hải quan
- ·Triển khai kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- ·Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại Quận 12, TP Hồ Chí Minh
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·Tập huấn công tác tham mưu, phục vụ xây dựng dự án luật
- ·Cần lưu ý nhiều thủ tục hải quan đối với hàng kiểm tra chuyên ngành
- ·J&T Express ‘ghi điểm’ với dịch vụ chuyển phát đa dạng
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Xây dựng Nhà nước pháp quyền: Trọng trách khơi thông 'điểm nghẽn'
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·iPhone 11 giảm giá mạnh tại Việt Nam
- ·Luật Quản lý thuế sửa đổi: Đảm bảo bình đẳng giữa cơ quan thuế và người nộp thuế
- ·Cục Thuế Hà Nội: Giám sát việc thực thi công vụ của công chức qua mạng
- ·Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- ·Quảng Ngãi: Hàng loạt doanh nghiệp nợ thuế bị công khai danh tính
- ·Người dùng mới Shopee nhận ưu đãi đến 250.000 đồng
- ·Cục Thuế Ninh Bình: Thu ngân sách đạt gần 87% dự toán
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Khối tài sản của 'ông trùm' kit test Covid