【viettel vs slna】Vietnam ICT Summit 2019: Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường

Nhiều doanh nghiệp trưng bày,ểnđổisốvìmộtViệtNamhùngcườ<strong>viettel vs slna</strong> giới thiệu các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới

Nhiều doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới. Ảnh: Đức Minh

Diễn đàn cấp cao công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam 2019 (Vietnam ICT Summit 2019) với chủ đề “Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường” diễn ra vào ngày 8/8/2019, đưa ra thông điệp về chính sách, công nghệ, khuyến nghị với Đảng, Chính phủ, các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp, xã hội nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT).

Chuyển đổi số là cơ hội lớn cho Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, “công nghệ số đang thâm nhập thế giới với tốc độ rất cao, nhất là một số công nghệ đột phá của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi căn bản kinh tế và xã hội. Chuyển đổi số làm thay đổi cái mà nền kinh tế sản xuất ra, thay đổi cách mà chúng được sản xuất ra và thay đổi hạ tầng sản xuất ra chúng. Chuyển đổi số cũng sẽ thay đổi căn bản tư duy nhận thức về tầm nhìn tương lai và các mối quan hệ kinh tế - xã hội định hình nó”.

Trong các bước của chuyển đổi số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, bước hình thành các mối quan hệ mới trong nền kinh tế số, xã hội số - các mối quan hệ mới trong thế giới ảo là thách thức lớn nhất của chuyển đổi số. Nhưng chính những mối quan hệ mới này, những mô hình kinh doanh mới này mới phát huy hiệu quả của chuyển đổi số. Nó phụ thuộc vào chuyển đổi nhận thức của con người. Vì thế, người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho rằng, nếu chúng ta có chính sách phù hợp thì Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội này để vượt lên thành nước phát triển.

Trong bài phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đặt ra câu hỏi: "Chúng ta có cơ hội không?”. Câu trả lời như các diễn giả đã nói là hoàn toàn đúng, chuyển đổi số là vận hội lớn, là cơ hội lớn, nhưng chúng ta không được quên 2 điểm. Cơ hội với chúng ta cũng là cơ hội với tất cả quốc gia, dân tộc khác. Trong cuộc đua tranh, hợp tác ngày hôm nay, cơ hội đó nếu không tận dụng tốt sẽ biến thành thách thức. Điều lưu ý thứ 2, đây không phải là lần đầu tiên CNTT mang đến cơ hội. Suy cho cùng, cốt tử là ứng dụng CNTT để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho mỗi doanh nghiệp, hiệu quả hơn cho mỗi tổ chức và mang lại cơ hội tốt đẹp hơn cho mỗi người dân, Phó Thủ tướng lưu ý.

Ngành Tài chính chủ động xây dựng chiến lược chuyển đổi số

Trong khuôn khổ diễn đàn, tại chuyên đề “Chuyển đổi số cho các cơ quan nhà nước”, ông Nguyễn Việt Hùng – Phó Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính - Bộ Tài chính cho biết, lãnh đạo Bộ Tài chính đã ban hành các quyết định về phát triển ứng dụng CNTT của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong lĩnh vực tài chính – ngân sách, với mục tiêu đến năm 2025, ngành Tài chính cũng hoàn thành xây dựng tài chính điện tử và cơ bản thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững, công khai, minh bạch…

Ông Hùng cho biết, định hướng chuyển đổi số ngành Tài chính dự kiến được thực hiện thông qua 3 giai đoạn: Tới năm 2020, tiếp tục hoàn thiện xây dựng Chính phủ điện tử ngành Tài chính hướng tới Chính phủ phục vụ, lấy người dùng làm trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động toàn ngành thông qua Chính phủ điện tử và các công cụ số hóa.

Giai đoạn 2021 tới 2025, tiếp tục hoàn thiện các hệ thống thông tin phục vụ xây dựng văn phòng không giấy tờ; xây dựng nền tảng tài chính số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở; thiết lập hệ sinh thái ngành Tài chính số, trong đó Chính phủ đóng vai trò kiến tạo và kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh.

Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030, thiết lập hệ thống tài chính số hóa hoàn toàn và nền tài chính thông minh. Ngành Tài chính đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển của kinh tế số dựa trên việc đẩy nhanh các giá trị gia tăng của dịch vụ tài chính, chuyển đổi mô hình kinh tế bao hàm kinh tế số.

Theo ông Nguyễn Việt Hùng, để đảm bảo triển khai thành công chuyển đổi số trong ngành Tài chính, tại diễn đàn này, Bộ Tài chính mong muốn nhận được các thông tin chia sẻ từ các diễn giả, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực CNTT và truyền thông, cung cấp thông tin, những kinh nghiệm của quốc tế về xây dựng Chính phủ số, các giải pháp cho tài chính công và chuyển đổi tài chính số, để từ đó Bộ Tài chính xây dựng thành các nhiệm vụ cụ thể triển khai trong giai đoạn tiếp theo.

Cốt tử là ứng dụng CNTT để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho mỗi doanh nghiệp, hiệu quả hơn cho mỗi tổ chức và mang lại cơ hội tốt đẹp hơn cho mỗi người dân.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam

Đức Minh