时间:2025-01-10 22:57:53 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: TLBản trường ca ra đời năm 1962 ở Quy Nhơn. Sau bao nhiêu biến cố, n hướng dẫn đọc kèo bóng đá
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: TL
Bản trường ca ra đời năm 1962 ở Quy Nhơn. Sau bao nhiêu biến cố,ệnchưakểvềDãtràhướng dẫn đọc kèo bóng đá nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, người bạn của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã bỏ rất nhiều thời gian, đi nhiều nơi để làm sống lại ca khúc tưởng như rơi vào quên lãng. Và nói như cách của ông Xuân, rằng “trời không phụ lòng người”, ca khúc ấy đã trở về một cách nguyên vẹn, đến với những ai yêu âm nhạc của nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh.
Trước đây, trong nhiều cuộc hàn huyên nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã nhắc Trịnh Công Sơn về việc phải lưu giữ các tư liệu cho đời sau, xa hơn là mở không gian lưu niệm. Ông Xuân nói vậy bởi trong suy nghĩ biết người bạn của mình sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn của dân tộc. “Nói vậy, cũng đồng nghĩa tôi đã chuẩn bị cho mình rất nhiều tư liệu liên quan về anh. Và năm 2001, anh qua đời cũng là lúc tôi bắt đầu sưu tầm nhiều hơn các tư liệu liên quan đến anh”, ông Xuân hồi nhớ.
Không lâu sau ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, từ Mỹ, họa sĩ Đinh Cường có viết một cuốn sách và trích một chương, gửi về cho ông Xuân. Trong chương sách đó, có nhắc về Trịnh Công Sơn cùng ca khúc “Dã tràng ca” hay còn gọi “Tiếng hát dã tràng” và nói rằng: “Ca khúc ấy rất hay!”. Họa sĩ Đinh Cường từng có bản chép tay ca khúc ấy nhưng vì điều kiện gìn giữ không đảm bảo nên bị hư hỏng.
Nghe đến đây, ông Xuân vừa buồn, vừa tiếc. Dò hỏi nhiều người từng sống và học với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vào thời điểm đó ở Quy Nhơn thì gần như ai cũng biết đó là một tuyệt phẩm, nhưng hỏi ai cũng không nhớ nguyên vẹn cũng như giữ lại bản nhạc. Vì thế, ông Xuân cất công vào Quy Nhơn để tìm.
Bìa đĩa đơn Dã tràng ca của ca sĩ Đức Tuấn, có hình ảnh thời trai trẻ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: ĐT
“Tôi gặp nhiều người, họ kể rằng vào năm 1962, Trường đại học Quy Nhơn yêu cầu chàng sinh viên Trịnh Công Sơn viết một ca khúc để trình diễn cho đêm đại nhạc hội. Ngay lập tức, anh Sơn viết Dã tràng ca với 13 đoạn. Khi ca khúc được hát lên trong buổi tập dợt, ban tổ chức đã trầm trồ khen ngợi”, ông Xuân kể lại. Cũng theo những người sống với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vào thời điểm ấy ở Quy Nhơn, ca khúc này đã mở đầu và quan trọng nhất trong đêm đại nhạc hội diễn ra ở Trường đại học Quy Nhơn vào ngày 13/1/1963.
Thế rồi, đại nhạc hội đi qua, không hiểu lý do gì ca khúc rơi vào quên lãng. Ông Xuân tiếp tục vào Nha Trang. Tại đây, nhà nghiên cứu Huế tìm gặp một vài người bạn từng sống, học với nhạc sĩ họ Trịnh. Có một người đã cho ông Xuân xem lại hình ảnh biểu diễn đêm đại nhạc hội mà chính chàng sinh viên Trịnh Công Sơn làm chỉ huy ban hợp xướng. Quá bất ngờ, ông Xuân hỏi tiếp: “Vậy, trường ca Dã tràng ca còn không? Có ai đang giữ nó?” thì người này lắc đầu.
Trở về Huế trong tiếc nuối, ông Xuân vẫn không có ý định từ bỏ. Ông tiếp tục tìm gặp với những người từng học ở Quy Nhơn vào giai đoạn ấy với Trịnh Công Sơn.
Trong trí nhớ của họ, Dã tràng ca vẫn còn đó nhưng để có được một bản đầy đủ thì gần như không nhớ, được đoạn này, mất đoạn kia. Không còn cách nào khác, ông Xuân đã lên kế hoạch mời tất cả những người bạn của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về nhà mình cùng hát để ghi băng, kí âm.
Khi ý định chuẩn bị thực hiện cũng là lúc Dã tràng ca bất ngờ trở về như thấu được những mong mỏi tâm tình của người tìm kiếm. Trong số những người ở Huế từng học ở Quy Nhơn ấy kể rằng, còn lưu giữ một bản chép tay về trường ca Dã tràng ca và đang cất giữ tại phường An Hòa, TP. Huế. “Thì ra nó không nằm đâu xa, mà nó ở ngay trên quê hương của chính người sáng tác. Nghe tin, tôi tức tốc xin ra nhà anh đó và chụp lại được nguyên vẹn 7 trang giấy chép đầy đủ trường ca”, ông Xuân xúc động.
Dã tràng ca bao gồm 13 đoản khúc được nhiều người xác nhận là bản trường ca đầu tiên của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để lại dấu ấn, ảnh hưởng đến cả cuộc đời sáng tác sau này của nhạc sĩ. “Đó là triết lý vô thường, thể hiện tình yêu, tình người, quê hương, ca ngợi hòa bình và lên tiếng chống chiến tranh. Có thể nói rằng, tất cả âm nhạc Trịnh Công Sơn xuất phát từ Dã tràng ca”, nhà nghiên cứu, cùng vừa là người bạn nhạc sĩ nhận định.
Vui hơn khi mới đây, thông qua các tư liệu quý giá từ gia đình nhạc sĩ họ Trịnh và nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, ca sĩ Đức Tuấn đã ghi âm lại ca khúc này nhân sinh nhật lần thứ 80 của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939 - 2019). Với giọng ca truyền cảm của Đức Tuấn, người nghe dù biết rất ít hoặc không biết gì về Dã tràng ca cũng cảm nhận được lý tưởng, thông điệp của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế.
NHẬT MINH
Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế2025-01-10 22:38
8 đội bóng đá U17 dự giải Mobifone Cup 20202025-01-10 22:27
Bốc thăm thi đấu Giải quần vợt ngành Du lịch Việt Nam lần thứ 242025-01-10 22:02
U19 Việt Nam hội quân chuẩn bị lực lượng cho Giải vô địch U19 Đông Nam Á 20182025-01-10 21:11
Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng2025-01-10 20:43
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 32025-01-10 20:39
Bình ổn giá, kích cầu tiêu dùng dịp tết2025-01-10 20:38
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại2025-01-10 20:26
Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh2025-01-10 20:25
Asian Para Games: Võ Thanh Tùng phá kỷ lục của đại hội từ năm 20102025-01-10 20:21
Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng2025-01-10 22:53
Nông sản Việt thừa thắng tăng tốc2025-01-10 22:11
Khai mạc Đại hội TDTT tỉnh Bạc Liêu lần V2025-01-10 21:52
71% lao động có việc làm sau học nghề2025-01-10 21:37
Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan2025-01-10 21:27
Khai mạc hội thao ngành TN2025-01-10 21:18
Olympic trẻ 2018: Lực sĩ Ngô Sơn Đỉnh xuất sắc đoạt HCV2025-01-10 20:58
Việt Nam thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu xăng dầu2025-01-10 20:49
Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán2025-01-10 20:36
Trang bị kiến thức về hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức và doanh nghiệp2025-01-10 20:18