Kém phát triển
Theỗtrợdoanhnghiệppháttriểncôngnghiệphỗtrợsoi kèo montpelliero đánh giá của các cơ quan nghiên cứu, hiện nay công nghiệp sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng của Việt Nam còn kém phát triển, sản phẩm linh kiện trong nước chỉ đáp ứng được từ 23 đến 37% nhu cầu của các nhà lắp ráp. Hiện CNHT của Việt Nam nói chung mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước, (trong khi các nước trong khu vực đạt từ 40% đến 60%) dẫn đến nhập siêu quá lớn, tác động tiêu cực lên tỉ giá. CNHT kém phát triển đã biến nền công nghiệp trong nước thành nền công nghiệp lắp ráp phụ thuộc với lợi nhuận rất thấp và không bền vững.
Nhận định về thực trạng phát triển ngành CNHT, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM nhấn mạnh, CNHT của nước ta hiện đang ở giai đoạn chủ yếu là phục vụ cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Tỉ lệ doanh nghiêp (DN) CNHT trên DN công nghiệp chính là 2,07 lần, trong khi Thái Lan là 50 lần. Trong đó, thấp nhất là ngành cơ khí (1,7 lần) và cao nhất là ngành ô tô (5 lần).
CNHT nước ta dù đã hình thành khá lâu nhưng chưa tạo ra được bước đột phá nào đáng kể. Các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu phần lớn còn phụ thuộc vào nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu. Theo ước tính của Bộ Công Thương, hiện ngành CNHT phụ thuộc vào 80% nguyên liệu nhập khẩu
Theo ông Hirotaka Yasuzumi Giám đốc điều hành Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, hiện tỉ lệ cung ứng nội địa của các DN FDI Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng lên 32,2% (năm 2012 là 27,9%). Trong đó tỉ lệ cung ứng từ các DN nội địa tại phía Nam mới đạt 14,8%, phía Bắc đạt 11,7%. Đây là tỉ lệ thấp so với tỉ lệ cung ứng của các DN Indonesia, Thái Lan.
Đẩy mạnh hỗ trợ DN
Theo phân tích của ông Hirotaka Yasuzumi, nguyên nhân ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển là do chính sách chưa đáp ứng được nhu cầu của DN. Cụ thể, vốn đầu tư chưa đến được với DN do lãi suất còn cao. Đối với các DN sản xuất thì lãi suất từ 8 đến 15%/năm là quá cao.
Đối với các DN CNHT chủ yếu là DN vừa và nhỏ có mức đánh giá tín nhiệm tín dụng thấp thì việc tiếp cận vốn càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, do chưa có đủ nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của DN cả về chất và lượng nên trình độ kĩ thuật của DN không được nâng cao, khó thực hiện chuyển giao kĩ thuật. Công tác đào tạo cho lãnh đạo DN còn hạn chế, chính sách phát triển CNHT còn xa rời thực tế….
Do vậy, theo ông Hirotaka Yasuzumi để phát triển CNHT về chính sách cần có chế độ vay lãi suất thấp từ 1 đến 3% để thúc đẩy đầu tư. Đồng thời, cần có sự hỗ trợ nguồn nhân lực để chuyển giao kĩ thuật. Chính sách công nghiệp cần có tính chiến lược và có biện pháp ưu đãi thuế để hỗ trợ DN CNHT.
Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng cần hỗ trợ DN tăng cường liên kết với các thị trường lớn. “Để phát triển được CNHT chính phủ phải hỗ trợ sự phát triển của các DN nội địa, thúc đẩy chuyển giao kĩ thuật. Nếu chỉ thu hút các DN FDI vào CNHT thì không thể kì vọng nhiều vào việc chuyển giao kĩ thuật hoặc CNHT của Việt Nam phát triển” - ông Hirotaka Yasuzumi nhấn mạnh,
Liên quan đến chính sách phát triển CNHT, ông Trương Thanh Hoài, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng- Bộ Công Thương cho biết, trong dự thảo Nghị định về phát triển CNHT dự kiến sẽ được ban hành trong năm 2014 Chính phủ đã đưa các nội dung phát triển CNHT thành chương trình quốc gia. Theo đó, sẽ có các biện pháp hỗ trợ cho các DN CNHT Việt Nam được triển khai đồng bộ ở trung ương và địa phương bao gồm hỗ trợ về mặt công nghệ, quản trị sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, tạo kết nối với khách hàng trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, dự kiến sẽ xây dựng một số trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ vùng tại các vùng kinh tế trọng điểm để hỗ trợ các DN về công nghệ, thiết kế và sản xuất thử nghiệm sản phẩm. Đồng thời, kiến nghị thành lập quỹ đầu tư để hỗ trợ vốn cho các DN CNHT về hạ tầng. Các chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế thu nhập DN, hỗ trợ về hạ tầng sẽ được đưa trực tiếp vào Nghị định. Các thủ tục xét ưu đãi sẽ được phân cấp cho UBND tỉnh, thành phố xét duyệt đối với các dự án của DN vừa và nhỏ…
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, CNHT sẽ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, 25% giá trị sản xuất công nghiệp. Tỉ trọng giá trị sản xuất của CNHT chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến, chế tạo...xây dựng và phát triển CNHT bảo đảm thực hiện mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại... |